Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Quy trình sơ họa diễn biến lòng sông
Instruction on preliminary of river changes
Tiêu chuẩn này quy định trình tự và phương pháp thực hiện sơ họa diễn biến lòng sông có đê từ cấp III trở lên.
Đối với các sông có đê từ cấp IV trở xuống và các sông quan trọng nhưng không có đê, khi cần sơ hoạ diễn biến lòng sông có thể tham khảo áp dụng tiêu chuẩn này.
2.1 Đê sông (River embankment)
Công trình ngăn nước lũ của sông, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật.
2.2 Cấp đê (Grade of dike)
Căn cứ để xác định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ theo các mức khác nhau phù hợp với quy mô và tầm quan trọng của đê, là cơ sở và căn cứ pháp lý để quản lý đê điều.
Theo quy định được phân thành 6 cấp gồm cấp Đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và cấp V. Đê cấp Đặc biệt có yêu cầu kỹ thuật cao nhất và giảm dần ở các cấp thấp hơn. Đê cấp V có yêu cầu kỹ thuật thấp nhất.
2.3 Dòng chủ lưu (Mainstream)
Phần dòng chảy của sông có vận tốc lớn nhất. Dòng chủ lưu thường chảy qua khu vực sâu nhất của mặt cắt ngang sông.
2.4 Lưu lượng tạo lòng (Floodplain discharge)
Lưu lượng tương ứng với mực nước tràn bãi sông.
2.5 Bãi già (River terrace)
Bãi sông hay thềm sông không bị dòng chảy của sông gây xói lở. Về mùa lũ bãi già có thể bị ngập nước.
2.6 Mặt cắt đo đạc (Measured cross section)
Mặt cắt cố định ngang sông để tiến hành đo đạc sơ họa hàng năm.
3. Yêu cầu đối với người làm công tác sơ họa diễn biến lòng sông
3.1 Các đơn vị, cá nhân được giao làm công tác sơ họa diễn biến lòng sông phải quan trắc và sơ họa diễn biến lòng sông theo đúng tiêu chuẩn này.
3.2 Phải sơ họa diễn biến lòng sông mở rộng ngoài phạm vi được giao về phía thượng lưu, hạ lưu ít nhất 500 m và sơ họa bờ đối diện.
3.3 Các đơn vị, cá nhân làm công tác sơ họa ở đoạn bờ sông liền nhau, hoặc ở bờ sông phía đối diện phải phối hợp, thống nhất các mặt đo đạc, tuyến đo và thời gian để đảm bảo chất lượng việc nối, ghép tài liệu trên toàn đoạn sông.
3.4 Hàng năm các đơn vị, cá nhân làm công tác sơ họa diễn biến lòng phải chuyển tài liệu sơ họa đã được chỉnh lý về cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương để tổng hợp theo từng đoạn sông.
3.5 Cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương phải gửi các bản sơ họa tổng hợp diễn biến lòng sông về cơ quan quản lý đê điều vào tháng 12 hàng năm.
3.6 Cơ quan quản lý đê điều phải tổng hợp tài liệu sơ họa theo từng tuyến sông; phân tích, đánh giá, nhận xét và kết luận phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ đê điều, phòng chống lũ lụt và chỉnh trị sông.
4. Yêu cầu sơ họa diễn biến lòng sông
Sơ họa diễn biến lòng sông phải ghi lại được sự thay đổi lòng dẫn, gồm:
- Sự thay đổi các bãi bồi trong lòng sông;
- Tình hình xói lở bờ sông;
- Dòng chủ lưu mùa lũ, mùa nước trung và mùa kiệt;
- Các công trình xây dựng trên sông sau lần sơ họa gần nhất.
5.1 Sơ họa sự thay đổi của các bãi bồi trong lòng sông
Phải sơ họa được vị trí, hình dạng, cao độ các bãi cát ven bờ và bãi nổi giữa sông. Công việc sơ họa này thực hiện hàng năm, mỗi năm 2 lần vào trước và sau mùa lũ.
5.2 Sơ họa tình hình xói, lở bờ sông
Việc sơ họa tình hình xói, lở bờ sông được quy định như sau:
a) Đối với những đoạn bờ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8303:2009 về quy trình sơ họa diễn biến lòng sông
- Số hiệu: TCVN8303:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra