Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7756-12:2007

VÁN GỖ NHÂN TẠO – PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 12: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG FORMADEHYT

Wood based panels – Test methods – Part 12: Determination of formaldehyde

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định ba phương pháp xác định hàm lượng formaldehyt phát tán hoặc tồn dư từ các loại ván gỗ nhân tạo, như sau:

- Phương pháp buồng thí nghiệm, xác định hàm lượng formaldehyt phát tán trong 1 m3 không khí;

- Phương pháp phân tích khí, xác định hàm lượng formaldehyt phát tán từ 1 m2 bề mặt trong 1 giờ;

- Phương pháp chiết hay còn gọi là phương pháp Perforator, xác định hàm lượng formaldehyt tồn dư so với 100 g sản phẩm đã sấy khô.

Việc lựa chọn phương pháp thử thích hợp phải tương ứng yêu cầu kỹ thuật của từng sản phẩm.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thử nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

TCVN 7756-1:2007 Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 1: Lấy mẫu, chuẩn bị mẫu và biểu thị kết quả thử nghiệm.

TCVN 7756-3:2007 Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ ẩm.

3. Khái quát

Phương pháp buồng thí nghiệm và phương pháp phân tích khí áp dụng để xác định hàm lượng formaldehyt phát tán bằng phân tích quang phổ sau khi cho hấp thụ trong nước.

Phương pháp chiết (perforater) áp dụng để xác định hàm lượng formaldehyt tồn dư tách ra bằng phương pháp chiết, sau đó xác định bằng phân tích quang phổ.

4. Phương pháp buồng thí nghiệm

4.1. Nguyên tắc

Mẫu thử được đặt trong buồng thí nghiệm có kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ dòng khí. Formaldehyt thoát ra từ mẫu trộn lẫn với không khí. Mẫu không khí được lấy theo chu kỳ và cho hấp thụ trong nước bằng chai sục khí. Nồng độ formaldehyt trong không khí được xác định từ nồng độ formaldehyt hấp thụ trong nước và thể tích mẫu khí, biểu thị bằng mg/m3.

4.2. Hóa chất, thuốc thử

Hóa chất, thuốc thử dùng trong phép thử này là loại hóa chất tinh khiết phân tích TKPT.

- Dung dịch axetylaxeton, được điều chế như sau: lấy 4 ml axetylaxeton cho vào bình định mức 1 000 ml và thêm nước cất cho đến vạch định mức;

- Dung dịch amoni axetat, dung dịch, được điều chế như sau: lấy 200 g amoni axetat hòa tan trong bình định mức 1 000 ml bằng nước cất;

- Formaldehyt, dung dịch chuẩn;

- Iot (I2), dung dịch chuẩn, nồng độ 0,05 mol/lít;

- Natri thiosulfat (Na2S2O3), dung dịch chuẩn, nồng độ 0,1 mol/lít;

- Natri hydroxit (NaOH), dung dịch chuẩn, nồng độ 1 mol/lít;

- Axit sulfuric (H2SO4), dung dịch chuẩn, nồng độ 1 mol/lít;

- Nước dùng trong phân tích, theo TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987) hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

4.3. Thiết bị và dụng cụ

4.3.1. Buồng thí nghiệm

Có nhiều loại buồng thí nghiệm dung tích khác nhau như mô tả ở Phụ lục A. Các loại buồng thí nghiệm này có các yêu cầu chung như sau:

- Vật liệu chế tạo và các ống dẫn phải trơ về hóa học, không hấp phụ khí, bề mặt phẳng, nhẵn, dễ làm sạch (có thể dùng thép không rỉ, nhôm (đã đánh bóng), thủy tinh hay một vài loại chất dẻo như PVC, PMMA);

- Phải đảm bảo kín;

- Có khả năng đảm bảo trộn khí,

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7756-12:2007 về ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 12: Xác định hàm lượng formadehyt

  • Số hiệu: TCVN7756-12:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản