Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7540-2 : 2005

ĐỘNG CƠ ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA RÔTO LỒNG SÓC HIỆU SUẤT CAO –

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG

High efficiency three-phase asynchronous squirrel cage electrical motors –

Part 2: Methods for determination of enegy performences

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để xác định mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEP) đối với động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc, loại vỏ kín (IP44), có công suất danh định nằm trong dải từ 0,55 kW đến 150 kW, dùng làm việc ở chế độ liên tục S1 (TCVN 6627-1 : 2000 (IEC 34-1 : 1994)) và được đấu vào lưới điện có điện áp danh định không vượt quá 400 V, có tần số 50 Hz hoặc 60 Hz.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:

- hệ thống động cơ-hộp số lắp liền;

- động cơ nhiều tốc độ hoặc động cơ thay đổi được tốc độ;

- động cơ quấn lại hoặc động cơ đã qua sử dụng;

- các loại động cơ điện có công dụng đặc biệt như động cơ có mô men khởi động tăng cao.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 6627-1 : 2000 (IEC 34-1 : 1994 và Sửa đổi 1 : 1996), Máy điện quay – Phần 1: Thông số và tính năng

TCVN 6627-2 : 2001 (IEC 34-2 : 1972 và Sửa đổi 1 : 1995), Máy điện quay – Phần 2: Phương pháp thử nghiệm để xác định tổn hao và hiệu suất của máy điện quay.

IEEE112 : 19961)  , Standard test procedure for polyphase induction motors and generators (Qui trình thử nghiệm tiêu chuẩn dùng cho động cơ và máy phát cảm ứng nhiều pha).

3. Định nghĩa

Ngoài các định nghĩa nêu trong TCVN 6627-2 : 2001 (IEC 34-2 : 1972 và Sửa đổi 1 : 1995), tiêu chuẩn này còn áp dụng các định nghĩa sau:

3.1.

Tổn hao sắt từ

Tổn hao do dòng điện xoáy và từ trễ trong lõi sắt

3.2.

Thử nghiệm đo mômen

Thử nghiệm mà trong đó công suất cơ đầu ra của động cơ được xác định bởi mômen trên trục, bằng thiết bị đo mômen, và tốc độ quay.

3.3.

Hiệu suất

Tỉ số giữa giá trị đầu ra và đầu vào theo cùng một đơn bị và được nêu dưới dạng phần trăm

Hiệu suất có thể được xác định bằng những tỷ số sau đây, dưới dạng phần trăm.

a) công suất ra/công suất vào;

b) (công suất vào – tổn hao) / công suất vào; hoặc

c) công suất ra/ (công suất ra + tổn hao)

3.4.

Công suất vào

Công suất điện đo được trên các đầu nối của động cơ

3.5.

Tải

Các giá trị tính bằng số của các đại lượng cơ đặc trưng cho nhu cầu cần tạo ra trên một động cơ điện không đồng bộ kiểu cảm ứng.

3.6.

Không tải

Trạng thái hoạt động của động cơ khi tải được ngắt ra.

3.7.

Hiệu suất danh nghĩa

Hiệu suất trung bình của một loạt động cơ có cùng kiểu thiết kế (xem điều 10)

3.8.

Công suất ra

Công suất cơ đo được trên trục của động cơ

3.9.

Giá trị danh định

Giá trị tính bằng số của đại lượng thuộc các thông số đặc trưng của động cơ

3.10.

Thông số đặc trưng

Toàn bộ c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7540-2:2005 về Động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc hiệu suất cao - Phần 2: Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7540-2:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 13/03/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản