Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2280-78

ĐỘNG CƠ ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA CÔNG SUẤT TỪ 100 OÁT TRỞ LÊN

PHƯƠNG PHÁP THỬ

3 – phase, asyochronus electric motors from 100w and higher power

Test methods

Tiêu chuẩn này áp dụng cho động cơ điện không đồng bộ ba pha công suất 100 W và lớn hơn, làm việc trong lưới điện xoay chiều 3 pha với tần số dưới 400 Hz.

Tiêu chuẩn quy định các phương pháp thử sau:

- Đo điện trở cách điện của các cuộn dây với vỏ máy và giữa các cuộn dây với nhau;

- Đo điện trở của các cuộn dây bằng dòng diện một chiều ở trạng thái nguội;

- Xác định hệ số biến áp - đối với các động cơ điện rôto dây cuốn;

- Thử độ bền điện của cách điện các cuộn dây với vỏ máy và giữa các cuộn dây;

- Thử độ bền điện của cách điện giữa các vòng dây của cuộn dây;

- Xác định dòng diện và tổn hao không tải;

- Xác định dòng điện và tổn hao ngắn mạch, mômen quay khởi động ban đầu và dòng điện khởi động ban đầu;

- Thử khi tăng tốc độ quay;

- Thử phát nóng;

- Kiểm tra các giá trị hiệu suất, hệ số công suất, hệ số trượt.

- Thử quá tải ngắn hạn theo dòng điện;

- Xác định mômen quay lớn nhất;

- Xác định mômen quay nhỏ nhất trong quá trình khởi động đối với các động cơ điện rôto ngắn mạch;

- Thử nóng ẩm.

I. DỤNG CỤ ĐO VÀ CHUẨN BỊ THỬ

1. Những dụng cụ đo điện được sử dụng trong các cuộc thử nghiệm, phải luân theo tiêu chuẩn Nhà nước về phương pháp thử máy điện quay. Trong các sơ đồ đo đặc biệt, cho phép dùng các dụng cụ có cấp chính xác thấp hơn 0,5, nếu sơ đồ đo đảm bảo độ chính xác không kém hơn khi dùng các dụng cụ chỉ dẫn trong tiêu chuẩn.

2. Trước khi thử phải kiểm tra chất lượng lắp ráp động cơ điện: các bu lông, đai ốc, vít phải xiết chặt, rôlo phải quay tự do, các ổ đỡ phải có dầu, các dầu dây ra phải đánh dấu cũng như phải kiểm tra độ lớn và sự đối xứng của khe hở không khí.

Phương pháp đo độ lớn và sự đối xứng của khe hở không khí do nhà máy chế tạo quy định, phụ thuộc vào kết cấu và kiểu, dạng động cơ điện và phải được nói rõ trong các quy định kỹ thuật của sản phẩm. Tỷ lệ phần trăm động cơ điện cần được kiểm tra do nhà máy chế tạo tự quy định, tùy theo quy mô và công nghệ sản xuất.

II. TIẾN HÀNH THỬ

A – Đo điện trở cách điện của các cuộn dây với vỏ máy và giữa các cuộn dây

3. Đo điện trở cách điện của các cuộn dây với vỏ máy và giữa các cuộn dây, tiến hành theo tiêu chuẩn Nhà nước về phương pháp thử máy điện quay.

Đối với động cơ điện rôto dây cuốn, điện trở cách điện phải được đo riêng đối với các cuộn dây rôto và stato. Nếu trong các động cơ điện có dầu và cuối mỗi pha được dẫn ra, thì việc đo điện trở cách điện của cuộn dây, phải tiến hành riêng rẽ đối với mỗi pha với vỏ máy và giữa các cuộn dây.

Trong các động cơ điện nhiều cuộn dây, nhiều tốc độ, điện trở cách điện của các cuộn dây phải đo trên các đầu ra của mỗi cuộn dây.

B – Đo điện trở các cuộn dây bằng dòng điện một chiều ở trạng thái nguội.

4. Đo điện trở các cuộn dây bằng dòng điện một chiều, tiến hành theo tiêu chuẩn Nhà nước về phương pháp thử máy điện quay.

Trong các động cơ điện rôto dây cuốn, ngoài điện trở cuộn dây stato, cần phải đo điện trở của cuộn dây rôto. Điện trở cuộn dây rôto đo trên các vòng tiếp xúc.

C – Xác định hệ số biến áp

(đối với động cơ điện rôto dây cuốn)

5. Để xác định hệ số biến áp, ta đưa điện áp vào cuộn dây stato khi cuộn dây rôto hở mạch và đo điện áp dây trên các đầu cuộn dây stato và trên các vành của rôto.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2280:1978 về động cơ điện không đồng bộ ba pha công suất từ 100W trở lên - Phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN2280:1978
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 19/07/1978
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản