Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
KÍNH XÂY DỰNG - KÍNH DÁN NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP
PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ BỀN
Glass in building - Laminated glass and laminated safety glass
Part 4: Test methods for durability
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử độ bền chịu nhiệt độ cao, môi trường ẩm và bức xạ đối với kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp dùng trong xây dựng.
TCVN 7219: 2002 Kính tấm xây dựng - Phương pháp thử.
Mẫu thử phải đại diện cho lô sản phẩm. Mẫu thử có thể là tấm kính nguyên được sản xuất phù hợp với kích thước mẫu thử hoặc được cắt ra từ tấm kính lớn. Mẫu được cắt ra từ tấm kính lớn phải có ít nhất một cạnh là cạnh của tấm được cắt.
Nếu như các cạnh của sản phẩm được mài bảo vệ thì các cạnh của tấm mẫu thử cũng được xử lý như vậy.
Giá để đỡ mẫu thử không được che phủ hai cạnh của mẫu đó. Nếu mẫu thử được cắt từ một tấm kính lớn thì ít nhất một cạnh của tấm không bị che phủ.
Trước khi tiến hành thử phải kiểm tra mẫu tại một khoảng cách từ 30 cm đến 50 cm trên nền trắng đục. Chỉ các mẫu không có khuyết tật (bọt khí, bong rộp, vết vân) mới được sử dụng làm mẫu thử.
4.1. Nguyên tắc
Mục đích của phép thử này nhằm xác định khả năng chịu nhiệt độ cao của tấm kính trong một khoảng thời gian nhất định mà không làm thay đổi các tính chất của kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Sự thay đổi tính chất được đánh giá qua các khuyết tật bọt khí, bong rộp, vết vân (không bị loang mầu).
4.2. Kích thước và số lượng mẫu thử
Sử dụng ba mẫu thử có kích thước không nhỏ hơn 300 mm x 100 mm.
4.3. Cách tiến hành
Đốt nóng ba mẫu thử đến nhiệt độ 100 0-30 C. Giữ nhiệt độ này trong vòng 2 giờ, sau đó làm nguội mẫu đến nhiệt độ phòng.
Nếu cả hai mặt ngoài của mẫu thử đều là thủy tinh, tiến hành ngâm ngập mẫu thẳng đứng trong nước sôi đến 100 0-30 C.
Để tránh sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn dẫn đến nứt, vỡ mẫu, nâng nhiệt độ làm 2 bước. Bước đầu tăng nhiệt độ đến 60oC và giữ nhiệt độ này trong khoảng 5 phút.
4.4. Biểu thị kết quả
Kiểm tra mẫu từ một khoảng cách từ 30 cm đến 50 cm trên nền trắng đục.
Ghi lại số lượng và kích thước các khuyết tật xuất hiện ở lớp xen giữa (bọt khí, bong rộp, vết vân, không phai mầu) trên từng mẫu thử, không tính các lỗi ở trong vùng cách các cạnh ban đầu 15 mm và cách các cạnh cắt 25 mm (cho phép có các bọt nhỏ xung quanh vùng cốt sợi).
Loại bỏ các mẫu bị nứt và tiến hành thí nghiệm lại trên mẫu mới.
Sự bong rộp được lấy làm tiêu chí đánh giá cho phép thử chịu nhiệt độ cao và phép thử chịu ẩm và được coi là khuyết tật loại không gian hai chiều, tại bề mặt tiếp xúc giữa kính và lớp xen giữa, tại đó có vùng không có sự bám dính.
4.5. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) Loại và kết cấu của kính dán nhiều lớp hoặc k
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7455:2004 về kính xây dựng - kính tôi nhiệt an toàn
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7364-5:2004 về kính xây dựng - kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp - Phần 5: Kích thước và hoàn thiện cạnh sản phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7364-6:2004 về kính xây dựng - kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp - Phần 6: Ngoại quan do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7368:2004 về Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp - Phương pháp thử độ bền va đập do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7529:2005 về kính xây dựng - Kính màu hấp thụ nhiệt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Quyết định 31/2004/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7455:2004 về kính xây dựng - kính tôi nhiệt an toàn
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7364-5:2004 về kính xây dựng - kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp - Phần 5: Kích thước và hoàn thiện cạnh sản phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7364-6:2004 về kính xây dựng - kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp - Phần 6: Ngoại quan do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7368:2004 về Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp - Phương pháp thử độ bền va đập do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7219:2002 về Kính tấm xây dựng - Phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7529:2005 về kính xây dựng - Kính màu hấp thụ nhiệt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7364-4:2018 (ISO 12543-4:2011) về Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp - Phần 4: Phương pháp thử độ bền
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7364-4:2004 về kính xây dựng - kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp - phần 4: phương pháp thử độ bền do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7364-4:2004
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 29/10/2004
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra