Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
CHẤT CHỮA CHÁY – CHẤT TẠO BỌT CHỮA CHÁY - PHẦN 1: YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CHẤT TẠO BỌT CHỮA CHÁY ĐỘ NỞ THẤP DÙNG PHUN LÊN BỀ MẶT CHẤT LỎNG CHÁY KHÔNG HÒA TAN ĐƯỢC VỚI NƯỚC
Fire extinguishing media – Foam concentrates – Part 1: Specification for low expansion foam concentrates for top application to water – immiscible liquids
Tiêu chuẩn này quy định các tính chất và hiệu quả cần thiết của chất tạo bọt chữa cháy dạng lỏng dùng để tạo ra bọt chữa cháy độ nở thấp nhằm kiểm soát, dập tắt và ngăn chặn việc cháy lại của các đám cháy chất lỏng cháy không hòa tan được với nước. Hiệu quả dập cháy tối thiểu đám cháy thử phải được quy định.
Các chất tạo bọt này thích hợp cho việc sử dụng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước. Chúng cũng phải tuân theo TCVN 7278-3 : 2003 (ISO 7203-3), thích hợp cho việc phun lên bề mặt đám cháy chất lỏng cháy hòa tan được với nước.
Chất tạo bọt chữa cháy có thể thích hợp với việc sử dụng vòi phun không hút hoặc phun từ phía dưới lên bề mặt đám cháy chất lỏng cháy, nhưng tiêu chuẩn này không quy định các yêu cầu riêng cho các cách sử dụng này.
ISO 304 : 1985 Surface active agents – Determination of surface tension by drawing up liquid films. (Chất hoạt động bề mặt – Xác định sức căng bề mặt bằng cách kéo màng chất lỏng).
ISO 3310-1: 1990 Test sieves – Technical requirement and testing – Part 1: Test sieves of metal wire cloth (Rây thử - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử - Phần 1: Rây thử bằng sợi kim loại).
TCVN 4851 – 89 (ISO 3696 : 1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
ISO 3734 : 1976 Crude petroleum and fuel oils – Determination of water and sediment – Centrifuge method (Dầu thô và dầu nhiên liệu – Xác định nước và cặn – Phương pháp ly tâm).
TCVN 7278-2 : 2003 (ISO 7203-2: 1995) Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 2: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước.
TCVN 7278-3 : 2003 (ISO 7203-3: 1995) Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 3: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy hòa tan được với nước.
BS 5117 : 1989 Testing corrosion inhibiting, engien coolant concentrate (antifreeze) – Part 1: Methods of test for determination of physical and chemical properties – Section 1.3: Determination of freezing point. (Thử hạn chế ăn mòn dung dịch làm nguội động cơ (chống đông) – Phần 1: Phương pháp thử để xác định tính chất vật lý và hóa học – Mục 1.3: Xác định điểm đông đặc).
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau:
3.1. Giá trị đặc trưng (characteristic values): Giá trị do người cung cấp chất tạo bọt công bố về tính chất vật lý và hóa học và các hiệu quả của bọt và dung dịch tạo bọt.
3.2. Thời gian tiết nước 25% (25% drainage time): Thời gian tiết 25% lượng chất lỏng trong bọt.
3.3. Thời gian tiết nước 50% (thời gian bán hủy) (50% drainage time): Thời gian tiết 50% lượng chất lỏng trong bọt.
3.4. Độ nở (bội số nở) (expansion): Tỷ số giữa thể tích bọt được tạo thành và thể tích dung dịch tạo bọt.
3.5. Độ nở thấp (low expansion): Ứng với bọt có độ nở từ 1 đến 20 và với thiết bị, hệ thống và chất tạo bọt chữa cháy liên quan.
3.6. Độ nở trung bình (medium expansion): Ứng với bọt có độ nở từ 21 đến 200 và với thiết bị, hệ thống và chất tạo bọt chữa cháy liên quan.
3.7. Độ nở cao (high expantion): Ứng với bọt có độ nở trên 200 và với thiết bị, hệ thống và chất tạo bọt chữa cháy liên quan.
3.8. Bọt chữa cháy (firefighting foam): Tổ hợp các bong bóng đầy khí được tạo thành từ dung dịch nước của chất tạo bọt chữa cháy thích hợp.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760:1993 về hệ thống chữa cháy - yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-16:2016 (ISO 7240-16:2007) về Hệ thống báo cháy - Thiết bị điều khiển và hiển thị hệ thống âm thanh
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-19:2016 (ISO 7240-19:2007) về Hệ thống báo cháy - Phần 19: Thiết kế, lắp đặt, chạy thử và bảo dưỡng các hệ thống âm thanh dùng cho tình huống khẩn cấp
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-18:2016 (ISO 7240-18:2009) về Hệ thống báo cháy - Phần 18: Thiết bị vào/ra
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-17:2016 (ISO 7240-17:2009) về Hệ thống báo cháy - Phần 17: Thiết bị cách ly ngắn mạch
- 1Quyết định 31/2003/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760:1993 về hệ thống chữa cháy - yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-16:2016 (ISO 7240-16:2007) về Hệ thống báo cháy - Thiết bị điều khiển và hiển thị hệ thống âm thanh
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-19:2016 (ISO 7240-19:2007) về Hệ thống báo cháy - Phần 19: Thiết kế, lắp đặt, chạy thử và bảo dưỡng các hệ thống âm thanh dùng cho tình huống khẩn cấp
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-18:2016 (ISO 7240-18:2009) về Hệ thống báo cháy - Phần 18: Thiết bị vào/ra
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-17:2016 (ISO 7240-17:2009) về Hệ thống báo cháy - Phần 17: Thiết bị cách ly ngắn mạch
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7278-1:2003 (ISO 7302 - 1 : 1995) về chất chữa cháy – chất tạo bọt chữa cháy - phần 1: yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7278-1:2003
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 11/11/2003
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra