Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Guidelines on nuitrition labelling
1.1 Tiêu chuẩn này hướng dẫn cách thức ghi nhãn về dinh dưỡng cho thực phẩm.
1.2 Tiêu chuẩn này áp dụng để ghi nhãn dinh dưỡng tất cả các loại thực phẩm. Đối với thực phẩm dùng cho mục đích ăn kiêng đặc biệt, có thể có thêm các điều khoản quy định cụ thể, chi tiết hơn.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1 Ghi nhãn dinh dưỡng (Nutrition labelling): Sự mô tả nhằm thông tin cho khách hàng các đặc tính dinh dưỡng của một thực phẩm.
2.2 Ghi nhãn dinh dưỡng bao gồm hai phần nội dung:
a) Công bố dinh dưỡng;
b) Thông tin bổ sung về dinh dưỡng.
2.3 Công bố dinh dưỡng (Nutrition declaration): Thông báo đã được tiêu chuẩn hoá hoặc liệt kê các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm.
2.4 Thông báo dinh dưỡng (Nutrition claim): Việc trình bày nhằm thông báo, gợi ý hoặc hàm ý rằng một thực phẩm có các đặc tính dinh dưỡng riêng biệt nhưng không chỉ giới hạn bao gồm giá trị năng lượng, hàm lượng protein, chất béo, cacbonhidrat cũng như hàm lượng vitamin và chất khoáng. Những nội dung dưới đây không cấu thành thông báo dinh dưỡng:
a) Việc đề cập đến các chất trong bảng liệt kê các thành phần thực phẩm;
b) Sự giải thích về các chất dinh dưỡng như một phần nội dung bắt buộc của việc ghi nhãn dinh dưỡng;
c) Sự công bố định tính hoặc định lượng về một chất dinh dưỡng hay một thành phần dinh dưỡng được ghi trên nhãn theo quy định hiện hành.
2.5 Chất dinh dưỡng (Nutrient): Chất là thành phần của thực phẩm mà:
a) Cung cấp năng lượng; hoặc
b) Cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống; hoặc
c) Thiếu chất đó sẽ gây ra những biến đổi đặc trưng về sinh lý, sinh hoá.
2.6 Đường (Sugars) : Tất cả đường đơn (mono-saccarit) hoặc đường đôi (di-saccarit) có trong thực phẩm.
2.7 Xơ thực phẩm (dietary fibre): Chất ăn được, có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật mà không bị thuỷ phân bởi các men nội sinh trong hệ tiêu hoá của con người khi được xác định bằng phương pháp đã được chấp thuận.
2.8 Axit béo không có khả năng sinh cholesterol (polyunsaturated fatty acid): Các axit béo có các liên kết đôi và liên kết đơn xen kẽ theo kiểu đồng phân cis - cis của metylen.
3.1 áp dụng công bố dinh dưỡng
3.1.1 Bắt buộc công bố dinh dưỡng đối với các thực phẩm đã thực hiện việc thông báo dinh dưỡng như đã nêu trong 2.4.
3.1.2 Đối với tất cả các loại thực phẩm khác, việc công bố dinh dưỡng là tự nguyện.
3.2 Liệt kê các chất dinh dưỡng
3.2.1 Các nội dung bắt buộc khi công bố dinh dưỡng:
3.2.1.1 Giá trị năng lượng; và
3.2.1.2 Lượng protein, cacbonhydrat dễ tiêu (nghĩa là cacbonhydrat không chứa “xơ thực phẩm”) và chất béo; và
3.2.1.3 Lượng các chất dinh dưỡng khác đã được thông báo trên nhãn; và
3.2.1.4 Lượng các chất dinh dưỡng khác được coi là có liên quan đến việc duy trì một tình trạng dinh dưỡng tốt, theo quy định hiện hành.
3.2.2 Nếu trên thực phẩm có thông báo về số lượng và/ hoặc loại cacbonhydrat thì ngoài những yêu cầu quy định trong 3.2.1 phải liệt kê lượng đường tổng số. Cũng có thể liệt kê thêm lượng tinh bột và/ hoặc những loại cacbonhydrat thành phần khác. Nếu trên thực phẩm có thông báo về hàm lượng xơ thực phẩm thì phải công bố số lượng xơ thực phẩm.
3.2.3 Nếu trên thực phẩm có thông báo về số lượng và/ hoặc loại axit béo thì phải công bố số lượng các axi
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 167:1986 về đồ hộp - bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2643:1978 về hải sản đông lạnh - phương pháp ghi nhãn
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7089:2002 (CODEX STAN 107 : 1991) về ghi nhãn phụ gia thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 1Quyết định 22/2002/QĐ-BKHCN về tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 167:1986 về đồ hộp - bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2643:1978 về hải sản đông lạnh - phương pháp ghi nhãn
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7089:2002 (CODEX STAN 107 : 1991) về ghi nhãn phụ gia thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7088:2008 (CAC/GL 2-2003) về Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7088:2002 về hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7088:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 31/12/2002
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra