Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
CÀ PHÊ HÒA TAN – XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ KHỐI CHẢY TỰ DO VÀ MẬT ĐỘ KHỐI NÉN CHẶT
Instant coffee – Determination of free-flow and compacted bulk densities
Lời nói đầu
TCVN 7034 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 8460 : 1987;
TCVN 7034 : 2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ ban hành.
Lời giới thiệu
Sự hiểu biết về mật độ khối của cà phê hòa tan là điều thiết yếu đối với thương mại, trong đó điều thuận tiện là nó xác định thể tích bị chiếm bởi một khối lượng đã biết và vì thế nó là một yếu tố quan trọng việc đóng bao chính xác và để kiểm soát cà phê hòa tan.
Mật độ khối được xác định là tỷ số giữa khối lượng và thể tích. Thể tích của mẫu xác định của cà phê hòa tan biến đổi theo cách xử lý, do nén chặt (thuận nghịch) và ảnh hưởng của cách nghiền bột (không thuận nghịch). Mật độ khối có thể được biểu thị theo hai cách: mật độ khối chảy tự do và mật độ khối nén chặt.
Cà phê hòa tan là khối dễ vỡ và chịu tác động của quá trình nghiền không thuận nghịch và có thể vỡ khi tái xác định mật độ khối nén chặt. Do cả hai loại mật độ khối (đảm bảo là mật độ khối nén chặt) phụ thuộc nhiều vào các phương pháp thực hiện, điều này đặc biệt quan trọng khi các phương pháp được chấp nhận để đo nếu càng đơn giản và càng ít phụ thuộc vào các yếu tố con người càng tốt. Điều quan trọng nữa là thiết bị cơ học phải được tiêu chuẩn hóa, rẻ tiền và sẵn có ở nơi sản xuất, phối trộn, tái chế và đóng gói cà phê hòa tan.
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp xác định mật độ khối của cà phê hòa tan:
a) mật độ khối chảy tự do (mục 1);
b) mật độ khối nén chặt (mục 2).
ISO 787-11 General methods of test for pigments and extenders – Part 11. Determination of tamped volume and apparent density after tamping (Các phương pháp thử chung đối với chất tạo màu và chất độn – Phần 11: Xác định thể tích sau khi gõ và mật độ biểu kiến sau khi gõ).
TCVN 6605:2000 (ISO 6670) Cà phê hòa tan đựng trong thùng có lót – Lấy mẫu.
MỤC 1: XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ KHỐI CHẢY TỰ DO
Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau:
Mật độ khối chảy tự do (của cà phê hòa tan) [free-flow bulk density (of instant coffee)]: là tỷ số giữa khối lượng cà phê hòa tan với thể tích chiếm giữ (khối lượng trên đơn vị thể tích) sau khi cà phê được rót tự do vào một bình nhận trong các điều kiện quy định ở tiêu chuẩn này.
Mật độ khối chảy tự do được quy ước biểu thị bằng gam trên mililit.
Rót mẫu qua phễu chuyên dụng vào bình nhận chuyên dụng đã biết trước thể tích và cân lượng mẫu trong bình nhận.
5.1. Cân phân tích, chính xác đến 0,1g.
5.2. Thiết bị xác định mật độ khối chảy tự do, có kích thước được nêu trong hình 1 và lắp ráp như hình 2, gồm các dụng cụ sau:
5.2.1. Phễu, làm bằng thép không gỉ, được gắn trên một giá đỡ có bệ cứng chắc chắn. Kích thước chính xác phải phù hợp với kích thước cho ở hình 1.
5.2.2. Bình nhận, hình trụ, được làm bằng thép không gỉ, dung tích khoảng 205 ml.
Phải biết dung tích của bình nhận chính xác đến từng milimet. Kích thước chính xác phải phù hợp với kích thước cho ở hình 1.
Khoảng cách giữa đáy phễu và đỉnh của bình nhận phải giữ cố định ở mức 40,0 mm ± 1,5 mm.
5.3. Dao trộn, hoặc dụng cụ trộn thích hợp khác có lưỡi thẳng.
Xem TCVN 6605:2000 (ISO 6670), đặc biệt phụ lục B.
Cảnh báo – do đặc tính hút ẩm của cà phê hòa tan, không nên thực hiện việc xác định trong môi trường ẩm ướt, ví dụ cao hơn 60% độ ẩm tương đối. Do đó nên sử dụng một thiết bị hút ẩm có hiệu quả.
7.1. Cân bình nhận (5.2.2) chính xác đến 0,1 g. Rót mẫu phòng thử nghiệm từ vật chứa vào phễu (5.2.1), cho chảy tự do vào bình nhận (5.2.2) cho đến khi đầy tràn.
Loại bỏ lớp cà phê hòa tan thừa bằng dao trộn hoặc dụng cụ thích hợp khác (5.3) để tạo mặt phẳng với đỉnh bình nhận. Tránh di chuyển, lắc hoặc rung bình nhận trước khi loại bỏ lớp cà phê dư.
Lấy bình nhận ra và đem cân bình này, chính xác đến 0,1g.
7.2. Tiến hành hai phép xác định cùng một mẫu phòng thử nghiệm, hoặc trên hai mẫu phòng thử nghiệm khác nha
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7033:2002 (ISO 11292 : 1995) về Cà phê hòa tan - Xác định hàm lượng cacbonhydrat tự do và tổng số - Phương pháp sắc ký trao đổi ion hiệu năng cao do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5567:1991 (ISO 3726:1983)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9722:2013 ( ISO 20938:2008) về Cà phê hòa tan - Xác định độ ẩm - Phương pháp Karl Pischer (phương pháp chuẩn)
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9702:2013 (ISO 24114:2011) về Cà phê hòa tan - Tiêu chí về tính xác thực
- 1Quyết định 06/2002/QĐ-BKHCN về Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7033:2002 (ISO 11292 : 1995) về Cà phê hòa tan - Xác định hàm lượng cacbonhydrat tự do và tổng số - Phương pháp sắc ký trao đổi ion hiệu năng cao do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5567:1991 (ISO 3726:1983)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6605:2000 (ISO 6670 :1983) về cà phê đựng trong thùng có lót - Lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9722:2013 ( ISO 20938:2008) về Cà phê hòa tan - Xác định độ ẩm - Phương pháp Karl Pischer (phương pháp chuẩn)
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9702:2013 (ISO 24114:2011) về Cà phê hòa tan - Tiêu chí về tính xác thực
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7034:2002 (ISO 8460 : 1987) về cà phê hòa tan - xác định mật độ khối chảy tự do và mật độ khối nén chặt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7034:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 07/11/2002
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra