Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6830:2016

ISO 9698:2010

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ HOẠT ĐỘ TRITI - PHƯƠNG PHÁP ĐẾM NHẤP NHÁY LỎNG

Water quality - Determination of tritium activity concentration - Liquid scintillation counting method

Lời nói đầu

TCVN 6830:2016 thay thế TCVN 6830:2001 (ISO 9698:1989).

TCVN 6830:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 9698:2010.

TCVN 6830:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Triti trong môi trường có cả từ nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo, từ kết quả của các vụ thử vũ khí hạt nhân, phát thải từ các công trình hạt nhân và việc ứng dụng và xử lý đồng vị, một lượng tương đối lớn triti được phát thải vào môi trường. Mặc dù hệ số liều phóng xạ liên quan đến triti là thấp, nhưng việc quan trắc nồng độ hoạt độ triti trong môi trường là cần thiết để theo dõi việc lưu chuyển chúng trong thủy quyển và sinh quyển.

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ HOẠT ĐỘ TRITI - PHƯƠNG PHÁP ĐẾM NHẤP NHÁY LỎNG

Water quality - Determination of tritium activity concentration - Liquid scintillation counting method

CẢNH BÁO - Tiêu chuẩn này không đề cập tới mọi vấn đi an toàn liên quan đến người sử dụng. Trách nhiệm của người sử dụng là phải thiết lập thực hành về an toàn, bảo đảm sức khỏe phù hợp với các quy định của quốc gia.

QUAN TRỌNG - Chỉ những nhân viên đã qua đào tạo thích hợp mới được phép tiến hành phép thử theo tiêu chuẩn này.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện cho phép xác định nồng độ hoạt độ triti trong mẫu nước môi trường hoặc nước có triti ([3H]H2O) bằng phương pháp đếm nhấp nháy lỏng.

Việc lựa chọn quy trình phân tích, hoặc có hoặc không có quá trình chưng cất mẫu nước trước khi xác định, tùy thuộc vào mục đích của phép đo và đặc tính của mẫu (xem Tài liệu tham khảo [1], [2], [3]).

Đo trực tiếp mẫu nước thô sử dụng phương pháp đếm nhấp nháy lỏng phải xem xét đến sự xuất hiện tiềm ẩn của các nhân phóng xạ phát beta khác. Để tránh nhiễu gây bởi các nhân phóng xạ này khi chúng được phát hiện, việc định lượng triti sẽ được tiến hành sau khi xử lý mẫu bằng chưng cất (xem Tài liệu tham khảo [4], [5), [6], [7]). Ba quy trình chưng cất được trình bày trong Phụ lục B, Phụ lục D và Phụ lục E.

Phương pháp này không áp dụng để phân tích triti liên kết hữu cơ, phép xác định này cần thêm các quá trình xử lý hóa học (như quá trình oxi hoá hoặc đốt).

Với các điều kiện kỹ thuật phù hợp, giới hạn phát hiện có thể lên đến 1 Bq L-1. Nồng độ hoạt độ triti dưới 106 Bq L-1 có thể được xác định mà không cần pha loãng mẫu. Bước làm giàu mẫu trước có thể làm giảm đáng kể giới hạn phát hiện (xem Tài liệu tham khảo [8], [9]).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6663-1 (ISO 5667-1), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1: Huớng dẫn thiết kế và kỹ thuật lấy mẫu.

TCVN 6663-3 (ISO 5667-3), Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 3: Huớng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), Từ vựng quốc tế về đo lường học - Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM).

TCVN 7870-10 (ISO 80000-10), Đại lượng và đơn vị - Phần 10: Nguyên tử và vật lý hạt nhân.

TCVN 9595-3:2012 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), Độ không đảm

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6830:2016 (ISO 9698:2010) về Chất lượng nước - Xác định nồng độ hoạt độ triti - Phương pháp đếm nhấp nháy lỏng

  • Số hiệu: TCVN6830:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản