QUI PHẠM PHÂN CẤP VÀ CHẾ TẠO PHAO NEO
Rules for the classification and construction of single point moorings
Lời nói đầu
TCVN 6809:2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 8 Đóng tàu và công trình biển và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
QUI PHẠM PHÂN CẤP VÀ CHẾ TẠO PHAO NEO
Rules for the classification and construction of single point moorings
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu bắt buộc về giám sát kỹ thuật và phân cấp đối với các phao neo (sau đây gọi tắt là SPM-single point moorings) không có người ở, trong thiết kế, chế tạo và sửa chữa hoán cải dùng để buộc tàu, tàu chứa dầu và các loại phương tiện nổi khác (sau đây gọi tắt là tàu), hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
1.2. Các hoạt động giám sát kỹ thuật và phân cấp các SPM do Đăng kiểm Việt Nam (sau đây gọi tắt là Đăng kiểm) thực hiện.
1.3. Đối với các thiết kế SPM có tính năng mới về tính nổi, kết cấu, bố trí buộc tàu, máy, thiết bị, bố trí sinh hoạt cố định … mà tiêu chuẩn này chưa đề cập tới sẽ được Đăng kiểm xem xét riêng trong từng trường hợp cụ thể.
1.4. Đối với những phần không được đề cập đầy đủ trong tiêu chuẩn này hoặc các tiêu chuẩn của Việt Nam có liên quan, có thể áp dụng các tiêu chuẩn/qui phạm của nước ngoài nếu được Đăng kiểm chấp thuận.
1.5. Những SPM được thiết kế hoặc chế tạo theo những tiêu chuẩn khác sẽ được Đăng kiểm phân cấp, nếu có mức độ an toàn tương đương với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Trong những trường hợp như vậy phải thông báo cho Đăng kiểm ngay từ giai đoạn thiết kế ban đầu để có cơ sở chấp nhận thiết kế.
1.6. Đối với SPM là một phần của tàu chứa dầu không đòi hỏi phân cấp riêng theo tiêu chuẩn này, thì được phân cấp theo yêu cầu đối với các hệ thống neo của TCVN 6474:1999.
TCVN 6474:1999 Qui phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật tàu chứa dầu.
TCVN 5309:1991 ÷ TCVN 5319:1991 Qui phạm phân cấp và chế tạo dàn khoan biển.
3.1. Chân neo (Anchor leg)
Chân neo là bộ phận dùng để nối thân SPM với đáy biển tại điểm neo và là bộ phận chính để giữ cho hệ thống tại vị trí đặt SPM
3.2. Kết cấu nổi (Buoyancy Element)
Kết cấu nổi là kết cấu dùng để đỡ trọng lượng thiết bị neo buộc hoặc ống đứng và nó được thiết kế chịu được sự chênh lệch áp lực bên trong và áp lực bên ngoài từ phần chìm.
3.3. Hàng (Cargo)
Hàng là chất lỏng bất kỳ được chuyển từ cụm van (PLEM-pipe line end manifold) đến tàu đang neo buộc như dầu thô, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hắc ín và dầu nhiên liệu nặng.
3.4. Dây xích buộc (Hawser)
Dây xích buộc là dây xích nối kết cấu SPM với tàu.
3.5. Ống dẫn (Hose)
Ống dẫn là ống dùng để chuyển hàng từ nơi cung cấp đến nơi tiếp nhận có khả năng dịch chuyển tương đối và chịu biến dạng lớn. Thông thường, đường ống dẫn được tạo thành từ các đoạn ống và lắp ghép với nhau bằng các mặt bích hoặc có thể là một ống dài.
3.6. Ống nổi (Hose Floating)
Ống nổi là ống dẫn dùng để chuyển hàng từ SPM đến tàu. Khi một đầu ống không nối với tàu, thì đầu còn lại của nó vẫn được nối với SPM và nổi trên mặt nước biển.
3.7. Ống chìm dưới phao (Hose, Underbuoy)
Ống chìm dưới phao là ống dẫn từ SPM đến cụm van (PLEM) dùng để chuyển hàng.
3.8. Ổ đỡ chính (Main Bearing)
Ổ đỡ chính dùng để chịu tải trọng buộc, dây, xích buộc và đảm bảo cho tàu đang buộc quay hoặc xoay theo chiều gió quanh kết cấu buộc.
3.9. Khớp sản phẩm (Product Swivel)
Khớp sản phẩm là cơ cấu đảm bảo cho hàng hoặc sản phẩm đi qua mà không bị rò rỉ đáng kể ở áp suất thiết kế khi kết cấu chính xoay một cách tự do đối với kết cấu cố định.
3.10. Ống đứng mềm (Riser, Flexible)
Ống đứng mềm là ống dùng để chuyển hàng từ nơi cung cấp đến nơi tiếp nhận có hoặc không có khả năng dịch chuyển tương đối và chịu biến dạng lớn. Ống đứng mềm thường là một ống dài liên tục, dùng ở nơi nước sâu và được chế tạo phù hợp để dùng trong điều kiện chìm hoàn toàn.
3.11. Phao neo (SPM – Single Point Mooring)
SPM là hệ thống cho phép tàu xoay theo chiều gió, khi tàu được buộc vào nó. Kết cấu cố định hay phao nổi của SPM được neo vào đáy biển bằng hệ thống kết cấu cứng hoặc khớp nối hoặc neo nhiều phía. Ví dụ: hệ thống kiểu này là phao neo CALM (Catenary Anchored Leg Mooring), phao neo SALM (single Anchor Leg Mooring) và neo tháp (tower mooring).
3.12. Phao neo cố định (SPM,
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 72:2014/BGTVT về phân cấp và chế tạo phao neo, phao tín hiệu
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước – Phần 1: Phân cấp, vật liệu, yêu cầu chung và phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-2:2022 (ISO 25649-2:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 2: Thông tin cho người tiêu dùng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-3:2022 (ISO 25649-3:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 3: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp A
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-5:2022 (ISO 25649-5:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 5: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp C
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-6:2022 (ISO 25649-6:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 6: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp D
- 1Quyết định 09/2001/QĐ-BKHCNMT ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 72:2014/BGTVT về phân cấp và chế tạo phao neo, phao tín hiệu
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước – Phần 1: Phân cấp, vật liệu, yêu cầu chung và phương pháp thử
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-2:2022 (ISO 25649-2:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 2: Thông tin cho người tiêu dùng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-3:2022 (ISO 25649-3:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 3: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp A
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-5:2022 (ISO 25649-5:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 5: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp C
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-6:2022 (ISO 25649-6:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 6: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp D
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6809:2001 về quy phạm phân cấp và chế tạo phao neo do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6809:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 10/05/2001
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực