Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6661-1 : 2000

ISO 8466-1 : 1990

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - HIỆU CHUẨN VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ ƯỚC LƯỢNG CÁC ĐẶC TRƯNG THỐNG KÊ - PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ THỐNG KÊ CÁC HÀM CHUẨN TUYẾN TÍNH

Water quality - Calibration and evaluation of analytical methods and estimation of performance characteristics - Part 1: Statistical evaluation of the linear calibration function

Lời nói đầu

TCVN 6661-1 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 8466-1 : 1990.

TCVN 6661-1 : 2000 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC  - HIỆU CHUẨN VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ ƯỚC LƯỢNG CÁC ĐẶC TRƯNG THỐNG KÊ - PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ THỐNG KÊ CÁC HÀM CHUẨN TUYẾN TÍNH

Water quality - Calibration and evaluation of analytical methods and estimation of performance characteristics - Part 1: Statistical evaluation of the linear calibration functions

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này trình bày các bước để đánh giá các đặc trưng thống kê của hàm hiệu chuẩn dạng tuyến tính. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các phương pháp đòi hỏi việc hiệu chuẩn. Các phần tiếp theo của tiêu chuẩn này sẽ nêu việc xác định giới hạn phát hiện và giới hạn xác định của phương pháp cũng như ảnh hưởng của các cản trở và các đặc trưng thống kê khác.

Mục đích chính của tiêu chuẩn này là để đánh giá phương pháp phân tích thuần tuý và để tính toán các đặc trưng thống kê của hàm chuẩn.

Để đưa ra các kết quả phân tích có khả năng so sánh và có thể dùng làm cơ sở cho việc kiểm soát chất lượng phân tích, việc hiệu chuẩn và đánh giá các phương pháp phân tích cần được thực hiện một cách thống nhất.

2 Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng những định nghĩa sau

2.1 phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích gồm những hướng dẫn về qui trình, đo, hiệu chuẩn và đánh giá (xem hình 1).

Thực tế cho thấy, các hướng dẫn về qui trình và đo đều phụ thuộc phương pháp và do vậy chúng luôn là đối tượng tiêu chuẩn hoá của phương pháp tương ứng đó, còn các hướng dẫn về hiệu chuẩn và đánh giá là cần thiết cho mọi phương pháp phân tích có đòi hỏi sự hiệu chuẩn.

2.2 hướng dẫn hiệu chuẩn : Hướng dẫn cách xác định hàm chuẩn từ các dữ liệu yi thu được khi đo nồng độ chuẩn đã cho xi. Độ dốc b của hàm chuẩn có ý nghĩa như thước đo độ nhậy của phương pháp phân tích, độ lệch chuẩn của phương pháp , sxo, là giá trị và đặc trưng thu được từ thực nghiệm hiệu chuẩn.

Độ lệch chuẩn sxo cho phép so sánh các phương pháp phân tích độc lập.

Đối với người sử dụng phương pháp, những đặc tính này là chuẩn mực để kiểm soát chất lượng trong nội bộ phòng thí nghiệm.

2.3 hướng dẫn đánh giá: Hướng dẫn cách tính toán nồng độ từ các giá trị đo được bằng sử dụng hàm hiệu chuẩn. Hơn thế, khoảng tin cậy cho phép đánh giá một cách khách quan độ không chính xác của kết quả phân tích [2].

2.4 giá trị đo được : Giá trị mang tính nguyên bản của một hệ thống đo, phụ thuộc nồng độ (thí dụ độ tắt quang)

Chú thích - Khái niệm giá trị thông tin và thể tích đo được là đồng nghĩa.

2.5 độ lệch chuẩn dư sy: Độ lệch chuẩn dư thể hiện sự phân tán các giá trị quanh đường hồi quy đã tính được. Nó là giá trị phản ánh độ chính xác của việc hiệu chuẩn.

Trong tiêu chuẩn này độ lệch chuẩn của phương pháp có ý nghĩa là chuẩn của độ lệch của qui trình hiệu chuẩn.

2.6 độ lệch chuẩn của phương pháp sxo: Tỷ số giữa độ lệch chuẩn dư sy và độ nhạy b

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6661-1:2000 (ISO 8466-1 : 1990) về chất lượng nước - Hiệu chuẩn và đánh giá các phương pháp phân tích và ước lượng các đặc trưng thống kê - Phần 1 - Đánh giá thống kê các hàm chuẩn tuyến tính do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6661-1:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản