Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6603:2000

ISO 10095:1992

CÀ PHÊ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CAPHÊIN - PHƯƠNG PHÁP DÙNG SẮC KÝ LỎNG CAO ÁP

Coffee - Determination of caffeine content - Method using high - performance liquid chromatography

Lời nói đầu

TCVN 6603:2000 hoàn toàn tương đương với ISO 10095:1992;

TCVN 6603:2000 do Ban kỹ thuật TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

CÀ PHÊ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CAPHÊIN - PHƯƠNG PHÁP DÙNG SẮC KÝ LỎNG CAO ÁP

Coffee - Determination of caffeine content - Method using high - performance liquid chromatography

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) để xác định hàm lượng caphêin của cà phê nhân và cà phê rang đã khử caphêin, của bột chiết của cà phê thường và cà phê đã khử caphêin.

Chú thích 1 - Phương pháp chuẩn để xác định hàm lượng caphêin bằng phương pháp đo phổ hấp thụ cực tím trong TCVN 6604:2000 (ISO 4052:1983). Cà phê - Xác định hàm lượng caphein (phương pháp chuẩn).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6536:1999 (ISO 1447:1978) Cà phê nhân - Xác định độ ẩm (phương pháp thông thường)

TCVN 5567:1991 (ISO 3726:1983) Càphê tan - Xác định khối lượng hao hụt ở 70oC dưới áp suất thấp.

ISO 6673:1983 Càphê nhân - Xác định khối lượng hao hụt ở 105 oC.

3. Nguyên tắc

Chiết caphêin từ phần mẫu thử bằng nước ở 90 oC với sự có mặt của magiê oxit. Lọc và sau đó tinh chế phần chất lỏng trên vi cột silic đioxyt đã được cải biến bằng các nhóm phenyl.

Sắc ký lỏng cao áp để xác định hàm lượng caphêin bằng phát hiện tia tử ngoại.

4. Thuốc thử

Nếu không có quy định khác, chỉ được dùng các thuốc thử thuộc loại phân tích, và nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

4.1. Metanol, loại dùng cho HPLC.

4.2. Dung dịch amoniac (0,3 mol/l) metanol, hỗn hợp tỷ lệ 90 + 10 theo thể tích.

4.3. Dung môi rửa giải, dùng cho cột tinh chế, hỗn hợp metanol/ nước/ axit axêtic tỷ lệ 75 + 25 + 1 theo thể tích.

4.4. Pha động, hỗn hợp metanol/ nước, tỷ lệ 30 + 70 theo thể tích.

Cho 600 ml metanol (4.1) vào bình định mức dung tích 2 lít và cho nước vào đến vạch. Trộn kỹ sau đó lọc hỗn hợp qua màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,45 mm (5.7).

Chú thích 2 - Bằng cách điều chỉnh nồng độ metanol có thể thay đổi thời gian lưu giữ của caphêin sao cho đạt được sự chia tách tối ưu trong HPLC.

4.5. Etanol/ nước, dung dịch tỷ lệ 1 + 4 theo thể tích.

4.6. Oxit magie

4.7. Caphêin, dung dịch gốc, tương ứng với 0,5 g caphêin trong một lít.

Cân, chính xác tới 0,1 mg, 125 mg caphêin cho vào bình thủy tinh màu hổ phách thể tích 250 ml của cùng hỗn hợp etanol/ nước. Cho thêm etanol / nước (4.5) đủ đến nửa bình. Hòa tan hết caphêin và sau đó thêm đến vạch.

Dung dịch này có thể bảo quản được 1 tháng trong tủ lạnh.

4.8. Caphêin, các dung dịch chuẩn.

4.8.1. Dung dịch chuẩn A, tương ứng với 0,010 g caphêin trên lít, để dùng cho các sản phẩm đã được loại caphêin.

Để cho dung dịch gốc (4,7) ấm lên đến nhiệt độ phòng. Dùng pipet (5.12) lấy 2 ml dung dịch gốc này cho vào bình thể tích 100 ml một vạch. Cho nước đầy đến vạch và trộn.

Pha dung dịch này trong ngày sử dụng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6603:2000 (ISO 10095:1992) về cà phê - xác định hàm lượng caphêin - phương pháp dùng sắc ký lỏng cao áp do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6603:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản