TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM (PHƯƠNG PHÁP THÔNG THƯỜNG)
Green coffee
Determination of moisture content (Routine method)
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thông thường để xác định độ ẩm của cà phê nhân.
TCVN 6537: 1999 (ISO 1446): Cà phê nhân - Xác định độ ẩm (phương pháp chuẩn).
TCVN 6539: 1999 (ISO 4072): Cà phê nhân đóng bao - lấy mẫu.
Độ ẩm của cà phê nhân: Theo quy ước, hao hụt khối lượng được xác định theo các điều kiện được quy định dưới đây:
Độ ẩm được biểu thị bằng phần trăm khối lượng.
Sấy phần mẫu thử ở nhiệt độ 130oC + 2oC, dưới áp suất khí quyển, làm hai giai đoạn và có thời gian nghỉ ở giữa nhằm phân chia đồng đều lại độ ẩm trong hạt.
Kết quả thu được như vậy sau khi hiệu chỉnh được coi như là phù hợp với quy định của phương pháp chuẩn TCVN 6537: 1999.
5.1 Lò đốt bằng điện nhiệt độ cố định có thông gió hữu hiệu và có thể điều chỉnh được sao cho nhiệt độ không khí và nhiệt độ của các ngăn đựng mẫu thử là 130oC + 2oC ở vùng lân cận mẫu thử.
Lò có khả năng đốt nóng sao cho khi bật lò ở nhiệt độ 130oC, có thể đạt lại nhiệt độ này trong thời gian dưới 45 phút (tốt nhất là dưới 30 phút) sau khi cho lượng mẫu tối đa vào có thể sấy khô cùng một lúc.
5.2 Đĩa bằng thủy tinh hoặc kim loại chống ăn mòn có nắp đậy, có diện tích bề mặt nhỏ nhất là 18 cm2 (thí dụ, có đường kính tối thiểu 50mm và chiều sâu từ 25mm đến 30mm).
5.3 Bình hút ẩm, chứa phốt pho (V) oxit (P205) thuộc loại thuốc thử hoặc bất kỳ chất làm khô hữu hiệu nào khác.
5.4 Cân phân tích
6.1 Phần mẫu thử
Cân đĩa có nắp đậy đã sấy khô (5.2) chính xác đến 0,002g. Lấy khoảng 5g cà phê nhân từ mẫu thí nghiệm theo quy định trong TCVN 6539 : 1999. Dàn đều phần mẫu thử này thành một lớp đơn các hạt trên đáy đĩa. Nếu phần mẫu thử chứa các tạp chất nặng (đinh, đá, mảnh gỗ vụn...), thì bỏ phần mẫu thử này và lấy phần mẫu thử mới từ mẫu thí nghiệm. Đậy nắp đĩa và cân đĩa có nắp cùng với phần mẫu thử chính xác đến 0,002g (xem 8.1).
6.2 Xác định
6.2.1 Giai đoạn thứ nhất trong lò
Để nắp đĩa trong lò (5.1), đã điều chỉnh nhiệt độ ở 130oC + 2oC, đặt đĩa đựng phần mẫu thử (6.1) lên nắp. Sau thời gian 6h + 15 phút lấy đĩa ra, đậy nắp lại và để vào bình hút ẩm (5.3). Sau khi làm nguội đến nhiệt độ môi trường (từ 30 đến 40 phút sau khi đặt vào bình hút ẩm), cân đĩa còn đậy kín chính xác đến 0,002g. Sau khi cân, đặt lại đĩa trong tủ hút ẩm ít nhất là 15h.
6.2.2 Giai đoạn thứ hai trong lò
Đặt lại đĩa vào lò để ở nhiệt độ130oC + 2oC trong 4h + 15 phút, trong cùng các điều kiện như quy định trong 6.2.1. Lấy ra và để nguội đến nhiệt độ môi trường trong bình hút ẩm và cân lại.
6.3 Số lần xác định
Tiến hành ít nhất là hai lần xác định trên cùng mẫu thử.
7.1 Phương pháp tính và công thức
7.1.1 Giai đoạn thứ nhất trong lò.
Hao hụt khối lượng trong quá trình sấy khô lần đầu trong lò, P1, tính bằng gam trên 100g mẫu ban đầu, được tính theo công thức:
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7032:2002 (ISO 10470 : 1993) về cà phê nhân - bảng tham chiếu đánh giá khuyết tật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193:2001 về cà phê nhân - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5702:1993 về cà phê nhân - lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6538:1999 (ISO 6668 - 1991)
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4808:1989 ( ISO 4149 - 80 ) về cà phê nhân - phương pháp kiểm tra ngoại quan xác định tạp chất và khuyết tật
- 6Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01–26:2010/BNNPTNT về cà phê nhân – các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5248:1990 về cà phê - thuật ngữ và giải thích về thử nếm do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 2669/QĐ-BKHCN năm 2008 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7032:2002 (ISO 10470 : 1993) về cà phê nhân - bảng tham chiếu đánh giá khuyết tật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193:2001 về cà phê nhân - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5702:1993 về cà phê nhân - lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6538:1999 (ISO 6668 - 1991)
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6539:1999 (ISO 4072-1998)
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4808:1989 ( ISO 4149 - 80 ) về cà phê nhân - phương pháp kiểm tra ngoại quan xác định tạp chất và khuyết tật
- 8Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01–26:2010/BNNPTNT về cà phê nhân – các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5248:1990 về cà phê - thuật ngữ và giải thích về thử nếm do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6537:1999 (ISO 1446:1978) về cà phê nhân - xác định độ ẩm (phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6536:1999 (ISO 1447 - 1978)
- Số hiệu: TCVN6536:1999
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1999
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực