Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6602 : 2013

ISO 8455 : 2011

CÀ PHÊ NHÂN - HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN

Green coffee - Guidelines for storage and transport

Lời nói đầu

TCVN 6602 : 2013 thay thế TCVN 6602 : 2000;

TCVN 6602 : 2013 hoàn toàn tương đương với ISO 8455 : 2011;

TCVN 6602 : 2013 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÀ PHÊ NHÂN - HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN

Green coffee - Guidelines for storage and transport

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra những hướng dẫn về các điều kiện nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm côn trùng, nhiễm bẩn và giảm chất lượng cà phê nhân (còn được gọi là cà phê nguyên liệu) được đóng trong bao bì và "bao bì lớn" (xem Chú thích), được để rời và được đựng trong xilô, được sử dụng trong thương mại, tính từ khi đóng gói xuất khẩu cho đến khi hàng tới nước nhập khẩu.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ "bao bì lớn" liên quan đến các vật chứa mềm, được dệt từ sợi chất dẻo, có thể chứa khoảng 1000 lít nhân cà phê để rời.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4334 (ISO 3509), Cà phê và sản phẩm cà phê - Thuật ngữ và định nghĩa

TCVN 4808 (ISO 4149), Cà phê nhân - Phương pháp kiểm tra ngoại quan, xác định tạp chất lạ và các khuyết tật

TCVN 4809 (ISO 6666), Lấy mẫu cà phê - Xiên để lấy mẫu cà phê nhân hoặc cà phê nguyên liệu và cà phê thóc

TCVN 6537 (ISO 1446), Cà phê nhân - Xác định hàm lượng nước (Phương pháp chuẩn)

TCVN 6539 (ISO 4072), Cà phê nhân đóng bao - Lấy mẫu

TCVN 6601 (ISO 6667), Cà phê nhân - Xác định tỷ lệ hạt bị côn trùng gây hại

TCVN 6928 (ISO 6673), Cà phê nhân - Xác định hao hụt khối lượng ở 105oC

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 4334 (ISO 3509).

4. Điều kiện để đưa vào bảo quản

4.1. Những đặc tính chất lượng để bảo quản

4.1.1. Cà phê nhân trước khi đưa vào bảo quản phải không được có dấu hiệu bị nhiễm côn trùng, bị nhiễm bẩn do loài gặm nhấm, bị mốc và các loại nhiễm bẩn khác [được xác định theo TCVN 4808 (ISO 4149) và TCVN 6601 (ISO 6667), nếu cần]. Nhân cà phê phải đủ khô để không bị hư hại do mốc, nhưng không quá khô vì sẽ làm vỡ nhân. Luôn phải xác định độ ẩm của cà phê (xem phần sau) theo TCVN 6537 (ISO 1446) hoặc TCVN 6928 (ISO 6673). Phải chỉ rõ phương pháp sử dụng.

Do các giới hạn trên và giới hạn dưới của độ ẩm phụ thuộc vào phương pháp và thiết bị dùng để đo, nên chúng phải được thiết lập bằng kinh nghiệm thực tiễn và phải được đề cập rõ trong các quy định kỹ thuật và trong hợp đồng.

4.1.2. Các bao bì, "bao bì lớn", côngtenơ hoặc xilô dùng để bảo quản cà phê nhân phải được kiểm tra trước khi dùng để đảm bảo chúng không có mùi, không có dấu hiệu bị nhiễm côn trùng, không bị nhiễm bẩn do loài gặm nhấm hoặc các dạng nhiễm bẩn khác và phải lành lặn.

4.2. Đưa cà phê nhân vào bảo quản

4.2.1. Cà phê nhân dự định cho bảo quản sau khi đóng bao để xuất khẩu phải được chuyển ngay vào nhà kho hoặc khu vực bảo quản tốt, thông gió tốt. Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí xung quanh các bao cà phê nhân trong kho cần ổn định và đủ thấ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6602:2013 (ISO 8455 : 2011) về Cà phê nhân - Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển

  • Số hiệu: TCVN6602:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản