DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VITAMIN E (TOCOPHEROL)
Animal and vegetable fats and oils - Determination of vitamin E (tocopherols) content
Lời nói đầu
TCVN 6563 : 1999 hoàn toàn tương đương với CAC/RM 18 – 1969
TCVN 6563 : 1999 do ban kỹ thuật TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VITAMIN E (TOCOPHEROL)
Animal and vegetable fats and oils - Determination of vitamin E (tocopherols) content
Tocopherol có mặt trong thực phẩm được biết dưới hai đặc tính cơ bản:
a) đặc tính dinh dưỡng (hoạt tính vitamin E);
b) ngăn ngừa oxi hoá thực phẩm (hoạt tính chống oxi hoá).
Việc xác định vitamin E bằng phương pháp hoá học gồm cả tocopherol tự nhiên và tocopherol tổng hợp. Kết quả được biểu thị bằng số lượng của mỗi tocopherol (ỏ, õ, γ ...) và cũng có thể biểu thị bằng lượng tocopherol tổng số. Phương pháp này có thể áp dụng cho dầu, mỡ và thích hợp cho việc xác định vi lượng tocopherol. Cũng có thể áp dụng cho các chế phẩm sinh học khác có thể hoà tan trong chất béo. Các tocopherol này đủ bền vững không gây độc hại hoặc trở ngại khi sử dụng một trong các phương pháp chiết chất béo thông thường. Một vài phương pháp như thế được áp dụng cụ thể để xác định tocopherol đã được mô tả (2) (4) (8).
Phương pháp này dựa trên phương pháp Emmrie - Engel (5). Nó đề cập đến việc xác định tất cả bẩy tocopherol có mặt trong sản phẩm. Sau khi loại bỏ các chất gây nhiễu, các tocopherol được xử lý với hỗn hợp sắt (III) clorua và dung dịch 2 : 28 - dipyridyl trong dung dịch etanol. Các tocopherol khử sắt (III) thành sắt (II), sau đó sắt (II) kết hợp với dipyridyl tạo thành màu đỏ, được đo bằng quang phổ kế hoặc máy so màu điện tử. Phương pháp này có thể bao gồm tất cả hoặc hầu hết bẩy giai đoạn dưới đây với mục đích:
a) dùng dung môi chiết chất béo để tách hết tất cả các tocopherol có mặt trong mẫu đại diện;
b) xà phòng hoá chất béo nhằm tách chất không xà phòng hoá. Phương pháp này dựa trên phương pháp Tosic và Moose (9);
c) tách khỏi dung dịch phần lớn steroit trong metanol bằng cách cho đóng băng;
d) dùng sắc ký cột floridin để loại bỏ carotenoit và steroit còn lại (6);
e) dùng sắc ký giấy hai chiều (7) để tách các tocopherol thành 5 vùng, và đo giải hấp đặc trưng;
f) xử lý rửa giải bằng thuốc thử Emmerie - Engel, đọc mật độ quang học ở bước sóng 520 nm bằng dụng cụ thích hợp (4). Nồng độ của thuốc thử phải sao cho tất cả các tocopherol có màu sắc tối đa hoặc gần như tối đa trong khoảng thời gian ngắn (2 phút) trước khi đo;
g) tính đương lượng tocopherol từ các mật độ quang bằng cách dùng hệ số đã được thiết lập cho mỗi tocopherol.
Bảy giai đoạn trên có thể không cần thiết tất cả. Giai đoạn a) hoàn toàn có thể bỏ qua khi mẫu cần kiểm tra là dầu hoặc mỡ tinh khiết. Giai đoạn c) chỉ cần thiết đối với nguyên liệu có khả năng thấp. Giai đoạn d) có thể bỏ qua khi phân tích mẫu có chứa nhiều hơn 5 mg - 10 mg tocopherol trên 1 g dầu.
Thuốc thử phải đạt chất lượng phân tích
3.1 Dung dịch pyrogalol, 5% m/v trong etanol - chuẩn bị dung dịch này trong ngày cho mỗi lần phân tích.
3.2 Dung dịch kali hidroxit - hoà tan 160 g kali hidroxit trong 100 ml nước cất.
3.3 Ete dietyl
Chú thích - Thông thường, ete được ổn định bằng cách bổ sung một lượng nhỏ chất khử để hạn chế tạo thành peroxit. Cá
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6125:1996 (ISO 663:1992) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng chất không hoà tan do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6764:2000 (ISO 6464:1983) về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định hàm lượng galat - phương pháp hấp thụ phân tử
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6352:1998 (ISO 8294 : 1994) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng đồng, sắt, niken - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò Graphit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6353:1998 (ISO 12193 - 1994 (E)) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng chì - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò Graphit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6118:1996 (ISO 934 : 1980) về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định hàm lượng nước - phương pháp tách do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6351:2010 (ISO 6884 :2008) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng tro
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6353:2007 (ISO 12193:2004) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chì bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử trực tiếp dùng lò Graphit
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6761:2008 (ISO 9936:2006) về Dầu mỡ động thực vật - Xác định hàm lượng tocopherol và tocotrienol bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2625:1999 (ISO 5555 : 1991) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10713-2:2015 (ISO 15788-2:2003) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định các stigmastadiene trong dầu thực vật - Phần 2: Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6125:1996 (ISO 663:1992) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng chất không hoà tan do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6764:2000 (ISO 6464:1983) về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định hàm lượng galat - phương pháp hấp thụ phân tử
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6352:1998 (ISO 8294 : 1994) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng đồng, sắt, niken - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò Graphit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6353:1998 (ISO 12193 - 1994 (E)) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng chì - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò Graphit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6118:1996 (ISO 934 : 1980) về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định hàm lượng nước - phương pháp tách do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6351:2010 (ISO 6884 :2008) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng tro
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6353:2007 (ISO 12193:2004) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chì bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử trực tiếp dùng lò Graphit
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6761:2008 (ISO 9936:2006) về Dầu mỡ động thực vật - Xác định hàm lượng tocopherol và tocotrienol bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2625:1999 (ISO 5555 : 1991) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10713-2:2015 (ISO 15788-2:2003) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định các stigmastadiene trong dầu thực vật - Phần 2: Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6563:1999 (CAC/RM 18 – 1969) về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định hàm lượng vitamin E (Tocopherol) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6563:1999
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1999
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực