Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6504 : 1999

ISO 8672 : 1993

CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ SỐ SỢI VÔ CƠ TRONG KHÔNG KHÍ BẰNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC PHẢN PHA - PHƯƠNG PHÁP LỌC MÀNG
Air quality - Determination of the number concentration of airborne inorganic fibres by phase contrast optical microscopy - Membrane filter method

Lời nói đầu

TCVN 6504 : 1999 hoàn toàn tương đương với ISO 8672 : 1993.

TCVN 6504 : 1999 do Ban kỹ thuật TCVN/TC 146 - Chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ SỐ SỢI VÔ CƠ TRONG KHÔNG KHÍ BẰNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC PHẢN PHA - PHƯƠNG PHÁP LỌC MÀNG

Air quality - Determination of the number concentration of airborne inorganic fibres by phase contrast optical microscopy - Membrane filter method

1 Phạm vi

1.1 Tổng quát

Tiêu chuẩn này quy định việc xác định nồng độ số sợi vô cơ trong không khí bằng kính hiển vi quang học phản pha khi sử dụng phương pháp lọc màng trong môi trường làm việc như đã quy định bằng các chuẩn cứ đếm ở 4.3.4.

1.2 Các hạn chế của phương pháp

Phương pháp có thể áp dụng để lấy mẫu thông thường và ước lượng mẫu cần thiết để đánh giá sự tiếp xúc cá nhân với các sợi và để kiểm soát sự có mặt của chúng trong môi trường lao động. Phương pháp này không thể xác định được thành phần hoặc đặc tính của các kiểu sợi đặc thù và việc sử dụng nó bị hạn chế trong môi trường lao động nơi mà các loại sợi vô cơ chiếm ưu thế.

Việc sử dụng phương pháp này cũng có những hạn chế khi áp dụng cho các mẫu bụi có chứa các loại sợi hình tấm hoặc hình kim do đó nó không thể thực hành nếu không có sự hiểu biết đầy đủ về môi trường lao động. Có nhiều phương pháp phân tích có thể được sử dụng để mang lại sự hiểu biết đầy đủ về các mẫu phức tạp, ví dụ phương pháp kính hiển vi sáng phân cực, phương pháp kính hiển vi điện tử.

Với các thông số đã chỉ ra trong phương pháp này, giới hạn phát hiện dưới theo lý thuyết cho 8h lấy mẫu là 0,02 sợi/cm3. Tuy nhiên, giới hạn sử dụng thực tế thường là 0,1 sợi/cm3 hoặc cao hơn. Đó là bởi vì trên các giấy lọc trắng (đối chứng) thường có thể đếm được vài sợi trong 100 trường đếm. Các “sợi” này là các chất nhiễm bẩn trên giấy lọc hoặc các chất giả được tạo nên từ quá trình làm trong giấy lọc mà nó xuất hiện các sợi. Ngày cả việc đếm thêm các trường hoặc tăng thời gian lấy mẫu cũng không khắc phục được vấn đề bụi nền, khi mà các sợi được quan tâm là thành phần số ít của đám bụi.

Chất gắn được đề nghị trong phương pháp này có chỉ số khúc xạ xấp xỉ 1,45. Trong môi trường lao động nơi mà các sợi có chỉ số khúc xạ trong phạm vi 1,4 đến 1,5 có thể xuất hiện, thì phương pháp gắn axêtôn-triaxêtin có thể không thích hợp và phải dùng một chất gắn khác.

2 Mô tả khái quát phương pháp

Mẫu được lấy bằng cách hút một lượng không khí xác định qua giấy lọc màng bằng một bơm lấy mẫu chạy bằng ắcqui. Sau đó giấy lọc được chuyển từ một màng đục mờ thành một mẫu trong suốt đồng nhất về quang học. Sau đó, các sợi được đo kích thước và được đếm bằng cách dùng kính hiển vi phản pha. Kết quả được biểu diễn bằng số sợi/cm3 không khí, được tính toán từ số sợi trên giấy lọc và thể tích đã đo của không khí đã lẫy mẫu.

3 Kỹ thuật và thiết bị lấy mẫu

3.1 Giấy lọc

Các giấy lọc màng (hỗn hợp este của xenlulô hoặc xenlulô nitrat) có kích thước lỗ lọc 0,8 àm hoặc nhỏ hơn và đường kính 25 mm có lưới in sẵn được ưa dùng hơn.

3.2 Hộp đỡ giấy lọc

Cần sử dụng hộp đỡ giấy lọc có mặt hở gắn với một nắp bảo vệ. Khoảng cách giữa mặt hở của nắp và mặt phẳng giấy lọc phải là khoảng 1,5 và 2 lần đường kính bên trong của nắp. Đường kính bên trong của nắp phải bằng ít nhất đường kính giấy lọc tiếp xúc nhưng không

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6504:1999 (ISO 8672 : 1993) về chất lượng không khí - xác định nồng độ số sợi vô cơ trong không khí bằng kính hiển vi quang học phản pha - phương pháp lọc màng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6504:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản