Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6485:1999

KHÍ ĐỐT HÓA LỎNG (LPG) – NẠP KHÍ VÀO CHAI CÓ DUNG TÍCH NƯỚC ĐẾN 150 LÍT – YÊU CẦU AN TOÀN

Liquefied petrolium gas (LPG) – The filling in transportable containers of up to 150 liter water capacity – safety requirements

LỜI NÓI ĐẦU:

TCVN 6485:1999 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC58 Bình chứa ga biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. PHẠM VI ỨNG DỤNG:

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn đối với việc nạp khí đốt hóa lỏng vào các chai vận chuyển được có dung tích chứa nước đến 150 lít.

2. TIÊU CHUẨN TRÍCH DẪN:

TCVN 6292 : 1997 (ISO 4706 : 1989) Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép hàn có thể nạp lại.

3. ĐỊNH NGHĨA:

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau:

3.1. Người có năng lực: Là người có khả năng thực hiện công việc cụ thể được giao.

3.2. Chai chứa: Chai bằng thép dùng để vận chuyển khí đốt hóa lỏng nạp lại được và có dung tích chứa nước tới 150 lít được chế tạo theo tiêu chuẩn TCVN 6292 : 1997.

3.3. Thiết bị làm kín: Là thiết bị chống rò rỉ khí đốt hóa lỏng (LPG) tại chỗ nối giữa van chai và bộ điều chỉnh/khớp nối.

3.4. Kho chuyên doanh: Là kho chuyên dùng để tồn tại chứa và bảo quản các chai khí đốt hóa lỏng.

3.5. Áp suất thiết kế: Là áp suất dùng để tính toán chiều dày của hệ thống làm việc với khí đốt hóa lỏng để hệ thống chịu được áp suất của sản phẩm ở nhiệt độ cao nhất trong quá trình hoạt động.

3.6. Người nạp: Là người được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép nạp khí đốt hóa lỏng vào chai.

3.7. Tường ngăn lửa: Là tường bằng gạch đá, bằng đất hoặc bêtông không có lỗ thủng và có giới hạn chịu lửa ít nhất 45 phút.

3.8. Rò rỉ: Là sự thoát khí đốt hóa lỏng không chủ định và không kiểm soát được của chia chứa, van chai chứa, bộ điều chỉnh áp suất.

3.9. Phương tiện nạp khí đốt hóa lỏng: Là một thiết bị được thiết kế và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép để nạp khí đốt hóa lỏng vào chai chứa.

3.10. Thiết bị làm kín chính: Là bộ phận khóa van chai chứa nhằm tránh sự rò rỉ khí đốt hóa lỏng.

3.11. Chai rỗng: Là chai chứa đã dùng hết lượng khí đốt hóa lỏng, chỉ còn lượng khí đốt ở trạng thái khí hoặc là chai chứa chưa được nạp khí đốt hóa lỏng.

3.12. Van an toàn: Là cơ cấu an toàn được lắp trực tiếp với khoang hơi của chai và được thiết kế để đóng mở ở giới hạn áp suất quy định.

3.13. Bộ điều chỉnh: Là cơ cấu tự động duy trì áp suất hơi khí đốt hóa lỏng không đổi ở mức phù hợp cho việc sử dụng.

3.14. Nắp, nút đậy: Là bộ phận bịt đầu nối van chai trong thời gian vận chuyển và tồn chứa.

3.15. Mặt bịt kín: Là mặt tiếp xúc cố định của thiết bị làm kín chính cho phép đóng kín dòng hơi khí đốt hóa lỏng.

3.16. Khoảng phân cách: Là khoảng cách theo phương nằm ngang giữa chai chứa ngoài cùng của khu vực bảo quản đến công trình khác.

3.17. Áp suất thử: Là áp suất dùng để kiểm tra độ bền của hệ thống. Áp suất thử không được nhỏ hơn áp suất thiết kế.

3.18. Ống thông: Là nơi mà khí đốt hóa lỏng ở trạng thái lỏng hoặc khí có thể được thông xả, trong tiêu chuẩn này bao gồm: hệ thống lọc (chụp hút), thiết bị hút chân không, van an toàn và hệ thống xả thủy tĩnh.

3.19. Thông gió: Là sự thay đổi liên tục một thể tích không khí nhất định. Thông gió tự nhiên là sự thông khí do gió hoặc do sự đối lưu tạo nên. Thông gió nhân tạo là sự di chuyển khí bằng các biện pháp cơ học.

4. YÊU CẦU CHUNG:

4.1. Yêu cầu đối với khí đốt hóa lỏng

4.1.1. Khí đốt hóa lỏng nạp vào chai phải có chất lượng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6485:1999 về khí đốt hóa lỏng (LPG) – nạp khí vào chai có dung tích nước đến 150 lít – yêu cầu an toàn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6485:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản