Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6292: 1997

ISO 4706: 1989

CHAI CHỨA KHÍ - CHAI CHỨA KHÍ BẰNG THÉP HÀN CÓ THỂ NẠP LẠI

Gas cylinders - Refillable welded steel gas cylinders

Lời nói đầu

TCVN 6292: 1997 hoàn toàn tương đương với ISO 4706 : 1989.

TCVN 6292: 1997 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 58 Bình chứa ga biên soạn Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

Lời giới thiệu

Mục đích của tiêu chuẩn này là tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất về thiết kế và chế tạo chai chứa khí bằng thép hàn. Các quy định được đưa ra là dựa trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm về vật liệu, các yêu cầu về thiết kế, các qui trình sản xuất và kiểm tra tại nơi sản xuất các chai thông thường ở các nước thành viên của ISO.

Tôn trọng những điều liên quan đến vật liệu kết cấu, phê duyệt các quy định thiết kế và kiểm tra trong quá trình sản xuất - những đối tượng của các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, các bên liên quan phải đảm bảo rằng trong việc áp dụng thực tế của tiêu chuẩn này, các yêu cầu của các bên liên quan cũng phải được thỏa mãn.

 

CHAI CHỨA KHÍ - CHAI CHỨA KHÍ BẰNG THÉP HÀN CÓ THỂ NẠP LẠI

Gas cylinders - Refillable welded steel gas cylinders

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu tối thiểu liên quan đến vật liệu, thiết kế, chế tạo và trình độ công nhân, qui trình sản xuất và kiểm tra trong quá trình sản xuất các chai chứa khí bằng thép hàn nạp lại được với áp suất thử không lớn hơn 75 bar[1] và dung tích chứa nước từ 1 lít đến 150 lít để chứa khí nén, khí hóa lỏng hay các khí hòa tan ở nhiệt độ môi trường.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 2604 Sản phẩm thép chịu áp lực - Yêu cầu chất lượng.

ISO 3166 Mã quốc gia.

ISO 4978 Các sản phẩm thép cán tấm để chế tạo các chai hàn chứa khí.

ISO 6892 Vật liệu kim loại - Thử kéo.

ISO 7438 Vật liệu kim loại - Thử uốn.

3. Định nghĩa và ký hiệu

3.1 Định nghĩa

3.1.1 Giới hạn chảy: xem ISO 6892

Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ "giới hạn chảy" nghĩa là giới hạn chảy trên. ReH hay đối với các loại thép không có biểu hiện rõ ràng giới hạn chảy thì là giới hạn chảy qui ước 0,2 % (độ dãn dài không tỷ lệ), Rp0,2.

3.1.2 Thường hóa: là quá trình nhiệt luyện chai sau khi chế tạo được nung lên đến nhiệt độ đồng đều cao hơn nhiệt độ tới hạn (AC3) của thép và sau đó được làm nguội trong không khí.

3.1.3 Khử ứng suất: là quá trình nhiệt luyện các chai sau khi chế tạo nhằm khử ứng suất dư mà không làm thay đổi cấu trúc luyện kim của thép.

3.1.4 Đáy lồi hoặc đáy lõm: đáy được gọi là lồi hay lõm là căn cứ vào bề mặt của đáy chịu áp suất là lồi hay lõm.

3.2  Ký hiệu

a là chiều dầy tính toán nhỏ nhất, tính bằng milimét, của vỏ chai.

ab là chiều dầy nhỏ nhất, tính bằng milimét, của vỏ chai (kể cả khấu trừ dò gỉ) được người sản xuất đảm bảo.

A là phần trăm độ dãn dài sau đứt.

b là chiều dầy tính toán nhỏ nhất, tính bằng milimét, của đáy chai.

C là hệ số hình dạng (xem hình 1).

D là đường kính ngoài, tính bằng milimét, của chai được nêu trong bản vẽ thiết kế (xem hình 4).

h là chiều cao, tính bằng milimét, của phần hình trụ của đáy chai (xem hình 4).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6292:1997 (ISO 4706: 1989) về Chai chứa khí - Chai chứa khí bằng thép hàn có thể nạp lại do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6292:1997
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1997
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản