Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN BẮT BUỘC ÁP DỤNG TOÀN PHẦN

TCVN 6153-1996

BÌNH CHỊU ÁP LỰC YÊU CẦU KỸ THUẬT AN TOÀN VỀ THIẾT KẾ, KẾT CẤU, CHẾ TẠO

Pressure vessels-Safety engineering requirements of design, construction,manufacture.

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho

a. Bình chịu áp lực (sau đây gọi tắt là bình) có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 kG/cm2 (không kể áp suất thuỷ tĩnh).

b. Bể xitec) và thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hoá lỏng hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 kG/cm2 hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng chất khí có áp suất cao hơn 0,7kG/cm2

c. Chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hoá lỏng; khí hoà tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7 kG/cm2

d. Nồi hơi đun bằng điện có áp suất làm việc cao hơn 0,7 kG/cm2 hoặc các nồi đun nước nóng bằng điện có nhiệt độ nước nóng cao hơn 1150C

1.2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho

a. Thiết bị sưởi ấm bằng hơi hay nước nóng; 

b. Bình có dung tích từ 25 lít trở xuống nếu tích số giữa dung tích (tính bằng lít) với áp suất (tính bằng kG/cm2) không lớn hơn 200;

c. Xi lanh máy hơi nước và máy nén khí, các bình làm nguội và phân li dầu – nước trung gian không tách rời của hệ thống máy nén, các bầu không khí của bơm, các thiết bị giảm chấn động v.v...

d. Bình không phải bằng kim loại;

e. Bình chứa nước có áp suất, nhưng nhiệt độ nước không quá 1150C hoặc chứa chất lỏng khác có nhiệt độ môi chất không quá điểm sôi ứng với áp suất 0,7kG/cm2.

g. Bình chân không.

h. Bình hấp từng chiếc lốp ô tô, xe đạp.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6008 : 1995 Thiết bị áp lực - Mối hàn - Yêu cầu kĩ thuật và phương pháp kiểm tra.

3. Thuật ngữ 

Trong tiêu chuẩn này các thuật ngữ được hiểu như sau:

3.1.Thuật ngữ về thiết bị.

3.1.1 Bình chịu áp lực là một thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hoá học, cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.

3.1.2 Bình chịu áp lực liên hợp là tổ hợp gồm hai hay nhiều bình chịu áp lực nối với nhau làm việc trong điều kiện giống hoặc khác nhau về áp suất, nhiệt độ và môi chất.

3.1.3. Bể (xitéc) là bình chịu áp lực được đặt trên toa xe hoả, ô tô hay trên các phương tiện vận tải khác.

3.1.4. Thùng là bình chịu áp lực có dạng hình trụ đặt nằm hoặc đứng có thể di chuyển hoặc đặt cố định.

3.1.5. Chai là một loại bình chịu áp lực bằng kim loại có dung tích nhỏ (thường dưới 100 lít) dùng để chứa các chất lỏng, khí nén, khí hoá lỏng, khí hoà tan có áp suất.

3.1.6. Bình hấp hoặc nồi nấu là loại bình chịu áp lực, trong đó xảy ra quá trình nhiệt học và có thể được đốt nóng bằng điện, khí nóng, hơi nước hoặc nhiên liệu khác.

3.1.7. Nồi hơi đun bằng điện là nồi hơi dùng điện để đun nước thành hơi dùng cho các thiết bị khác.

3.2. Thuật ngữ về thông số

3.2.1. Áp suất làm việc cho phép là áp suất lớn nhất mà thiết bị được phép làm việc lâu dài.

3.2.2. Áp suất cực đại cho phép là áp suất lớn nhất mà thiết bị được phép làm việc trong một thời gian nhất định. Trị số áp suất này và thời gian cho phép kéo dài do người chế tạo quy định.

3.2.3. Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm cơ sở tính sức bền các bộ phận của bình. Áp suất này chưa kể đến áp suất thuỷ tĩnh tại điểm tính toán.

3.2.4. Nhiệt độ lớn nhất của môi chất chứa trong bình được xác định là nhiệt độ môi chất của bình.

3.2.5. Nhiệt độ lớn nhất của thành bình khi có chứa môi chất được xác địnhlà nhiệt độ tính toán của thành bình. Khi khôn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6153:1996 về bình chịu áp lực yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo

  • Số hiệu: TCVN6153:1996
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1996
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản