Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6086:2004

CAO SU THIÊN NHIÊN VÀ CAO SU TỔNG HỢP – LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU

Rubber, raw natural and raw synthetic – Sampling and further preparative procedures

CẢNH BÁO – Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu cao su thô đóng thành bánh, khối hoặc bao gói và cách chuẩn bị mẫu để thử nghiệm các tính chất lý và hóa học.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 2602:1987 (ISO 3951:1989) Kiểm tra thống kê chất lượng. Kiểm tra nghiệm thu định lượng khi thông số kiểm tra có phân bố chuẩn.

TCVN 6088:2004 (ISO 248:1991) Cao su – Xác định hàm lượng chất bay hơi.

TCVN 6090-1:2004 (ISO 289-1:1994) Cao su chưa lưu hóa – Phương pháp sử dụng nhớt kế đĩa trượt – Phần 1: Xác định độ nhớt Mooney.

TCVN 6092-1:2004 (ISO 2930:1995) Cao su thiên nhiên – Xác định độ dẻo – Phần 1: Xác định chỉ số duy trì độ dẻo (PRI).

TCVN 6094:2004 (ISO 3417:1991) Cao su – Xác định đặc tính lưu hóa bằng máy đo tốc độ lưu hóa đĩa dao động.

ISO 1658:1994 Natural rubber (NR) – Evaluation procedure (Cao su thiên nhiên – Quy trình đánh giá).

ISO 2393:1994 Rubber test mixes – Preparation, mixing and vulcanization – Equipment and procedures (Hỗn hợp thử cao su – Chuẩn bị, trộn và lưu hóa – Thiết bị và cách tiến hành).

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau (tất cả những khái niệm liên quan đến từ “bánh” bao gồm các khối và gói cao su dạng mảnh, bột và tờ).

3.1. Lô (lot)

Tập hợp các bánh cao su cùng loại, cùng cấp và cùng mác.

3.2. Mẫu (sample)

Nhóm các bánh được lựa chọn để đại diện cho lô hàng.

3.3. Mẫu phòng thí nghiệm (laboratory sample)

Cao su được lấy từ một bánh của mẫu để đại diện cho bánh đó.

3.4. Mẫu phòng thí nghiệm liên hợp (combined laboratory sample)

Một lượng cao su đại diện cho mẫu được chuẩn bị bằng cách pha trộn những phần bằng nhau của các mẫu phòng thí nghiệm với nhau để có một mẫu đồng nhất.

3.5. Mẫu thử (test sample)

Cao su được lấy từ mẫu phòng thí nghiệm hoặc mẫu phòng thí nghiệm liên hợp để thử nghiệm, bao gồm cả việc chuẩn bị phần thử nghiệm.

3.6. Phần thử nghiệm (test plece)

Cao su được lấy từ mẫu thử để thực hiện một phép thử cụ thể.

4. Phương pháp lựa chọn mẫu đại diện

Số lượng bánh trong mẫu càng lớn thì mẫu càng có tính đại diện cao cho lô, nhưng thực tế trong hầu hết các trường hợp số lượng này được cân nhắc và ở giới hạn phù hợp. Số lượng bánh sẽ được chọn ngẫu nhiên phải được khách hàng và nhà cung cấp thỏa thuận. Nếu có thể, áp dụng sơ đồ lấy mẫu thống kê theo TCVN 2602:1987 (ISO 3951).

5. Phương pháp lấy mẫu phòng thí nghiệm

Phương pháp ưu tiên trong lấy mẫu phòng thí nghiệm từ các bánh đã lựa chọn, như sau:

Bỏ tấm phủ bọc bên ngoài, lớp bọc polyetylen, lớp phủ ngoài bánh hoặc vật liệu phủ bề mặt khác khỏi bánh cao su, không dùng dầu nhờn, cắt xuyên suốt toàn bộ bánh ra làm hai, thông thường cắt tại bề mặt bánh có diện tích bề mặt lớn nhất, sao cho miếng cắt ngang được lấy ra từ phần giữa của bánh. Đối với mục đích trọng tải, phải sử dụng phương pháp ưu tiên này.

Theo cách khác, mẫu phòng thí nghiệm có thể được lấy từ phần bất kỳ của bánh một cách tiện lợi.

Trong mỗi trường hợp, t

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6086:2004 về cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp - Lấy mẫu và chuẩn bị lấy mẫu

  • Số hiệu: TCVN6086:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2004
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản