Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5897 : 1995

BẢN VẼ KĨ THUẬT - BẢN VẼ XÂY DỰNG -CÁCH KÍ HIỆU CÁC CÔNG TRÌNH VÀ BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH KÍ HIỆU CÁC PHÒNG VÀ CÁC DIỆN TÍCH KHÁC

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu về hệ thống kí hiệu và cách đặt kí hiệu cho các phòng và cho các diện tích khác trong một hay nhiều công trình. Trong tiêu chuẩn này, từ "phòng" bao hàm cả các diện tích Các kí hiệu được dùng để xác định và đánh số trong các tài liệu của hồ sơ thiết kế. Tiêu chuẩn này chủ yếu được áp dụng trong các giai đoạn thiết kế và thi công. Đối với những thiết kế lớn, hệ thống kí hiệu này có thể mở rộng, nhưng nên phù hợp với những chỉ dẫn về bảo dưỡng công trình. Đối với những mặt bằng có tính linh hoạt dùng các kết cấu đúc sẵn, các tọa độ cần được đưa vào ngay ở giai đoạn đầu.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6082 : 1995 (ISO 1046). Bản vẽ xây dựng nhà và kiến trúc. Từ vựng

TCVN 6003 : 1995 (ISO 4157/1. Bản vẽ kĩ thuật -Bản vẽ xây dựng -phần 1: Cách kí hiệu công trình và bộ phận công trình.

3. Nguyên tắc đặt kí hiệu

3.1. Số các phòng được đánh cho mỗi tầng nhà, theo thứ tự liên tục trong phạm vi của các bộ phận công trình.

3.2. Nếu có vài công trình trong một thiết kế, số các phòng được đánh độc lập cho từng công trình theo 3.1.

3.3. Số và tên gọi của phòng được ghi trên cùng một chỗ như sau:

                                324 PHÒNG TIẾP TÂN                                           PHÒNG GHI ÂM

Để cho rõ ràng, số và tên gọi được gạch dưới

3.4. Nếu không đủ chỗ, chỉ cần ghi con số của phòng như sau:

326

3.5. Số phòng gồm các chữ số. Số thứ nhất chỉ số tầng của công trình và các số sau là những số chỉ số phòng thuộc tầng đó.

Tầng 1: Số phòng 101 - 199 (1 001 - 1 999)Tầng 2: Số phòng 201 - 299 (2 001 – 2 999) v.v...)

3.6. Cần đánh số phòng cho mỗi tầng sao cho hướng đi trong ngôi nhà được dễ dàng. Có thể theo chiều kim đồng hồ, sao cho người ta tới các phòng từ cửa chính hoặc chỗ ra cuối cùng ở bên trái ngôi nhà.

3.7. Những chỗ hẹp như chỗ rửa dụng cụ hay nhà vệ sinh được gắn với số của phòng (diện tích như tủ lẩn trong tường có thể mang số của phòng mà nó phụ thuộc nhưng có thêm một chỉ số sau).

3.8. Nếu có một phòng mới được thêm vào sau trong quá trình thiết kế, khi mà các phòng đã được đánh số rồi, thì phòng mới sẽ được mang số của phòng mà diện tích

bị chiếm. Hai phòng chỉ khác nhau ở những chỗ thêm vào như sau:

                                            127 A                                                                127B

3.9. Tránh không để bị đứt đoạn trong chuỗi các số phòng. Nếu hai phòng nhập thành

một thì phòng mới mang cả hai số phòng trước như sau:

                                              127                                                                   128

3.10. Số khối nhà và số phòng có thể ghi chung như sau: 2/216 (= khối nhà 2, phòng 216 (N0 16, gác 2))

3.11. Diện tích tầng hầm và tầng dưới mái được đánh số phù hợp với ISO 4157/1, phía sau là số phòng.

4. Cách kí hiệu một dãy phòng trong công trình

4.1. Số của dãy phòng được ghi trước số của phòng.

4.2. Số của dãy phòng cần được chỉ rõ trên các mặt bằng.

4.3. Các phòng trong một dãy cần được đánh số liên tục. Số và tên phòng được ghi như sau:

1. Sảnh

2. P

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5897:1995 (ISO 4157/2:1982) về bản vẽ kỹ thuật - bản vẽ xây dựng - cách ký hiệu các công trình và bộ phận công trình - ký hiệu các phòng và các diện tích khác

  • Số hiệu: TCVN5897:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản