PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN PHÁ NỔ
Lời nói đầu
TCVN 5826 - 1994 được xây dựng trên cơ sở ISO 3303 - 1990
TCVN 5826 - 1994 do Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng khu vực 3 biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
VẢI PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN PHÁ NỔ
Rubber-or platics-coated fabrics
Determination of bursting strength
Độ bền phá nổ của các loại vải có lớp phủ được sử dụng như một phép đo độ bền của vật liệu dưới tác dụng của lực đa phương (ngược lại với đặc tính chịu kéo là chỉ cung cấp thông tin về độ bền của vật liệu trong một mặt phẳng). Hơn nữa, độ bền phá nổ thích hợp hơn để kiểm nghiệm các loại vật liệu có khuynh hướng co lại, ví dụ như loại vải phủ sử dụng vải lót bằng vải dệt kim.
Phương pháp B có sử dụng một màng đàn hồi, là loại thiết bị phổ biến hơn cả, được sử dụng trong thử nghiệm nổ và thích hợp hơn cả để thử nghiệm các loại vải phủ có khối lượng nhẹ và trung bình.
Có hai cỡ lỗ được quy định để có thể sử dụng những thiết bị thích hợp khác nhau, mặc dù những kết quả từ những thiết bị khác nhau có thể không so sánh được.
Phương pháp A được sử dụng để mở rộng thang đo cho những vật liệu có giá trị độ bền phá nổ lớn và để mô phỏng một phần nào những hư hại gây ra trong tình huống thực tế.
Tiêu chuẩn này mô tả hai phương pháp xác định độ bền phá nổ của vải có phủ cao su hoặc nhựa, một phương pháp có sử dụng thiết bị thử kéo đứt với ngàm kẹp dạng tròn và bi thép (phương pháp A), phương pháp B sử dụng máy thử phá nổ có màng ngăn, hoạt động bằng áp suất thủy lực. Khi đưa ra các yêu cầu cho loại vải phủ nhựa hoặc cao su, mà trong đó có độ bền phá nổ, khách hàng và người sản xuất phải thỏa thuận trước về phương pháp thử sẽ được áp dụng.
2.1. Phương pháp A (Xem hình 1)
2.1.1. Hệ thống thiết bị bao gồm thiết bị thử nghiệm, bộ điều khiển và được trang bị thiết bị đo lực phù hợp. Hệ thống này phải có khả năng duy trì chuyển động với vận tốc không đổi của đầu di động trong suốt quá trình thử nghiệm và phải được gắn với một máy ghi đồ thị tự động. Nên dùng loại máy đo lực kiểu không có quán tính (ví dụ loại điện hoặc quang)
Trong thực tế, lực kế có quán tính kiểu lắc có thể cho những kết quả khác nhau bởi ảnh hưởng của ma sát và quán tính. Bởi vậy, khi buộc phải sử dụng lực kế có quán tính thì cần phải lấy thêm thông tin theo cách sau đây: Thang đo của máy được chọn để sử dụng trong thử nghiệm (nếu là loại máy có nhiều thang đo) phải có phạm vi đo sao cho lực phá nổ nằm trong khoảng 15-85% của thang đo.
Hình 1: Thiết bị dùng cho phương pháp A
Độ chính xác của thiết bị thử có giá trị sao cho giá trị lực phá nổ đo được không quá 2% giá trị thật hoặc 0,5% giá trị lớn nhất trên toàn thang đo, lấy giá trị lớn hơn.
2.1.2. Lắp ráp mẫu vào máy
Mẫu được lắp ráp vào máy sao cho mẫu được giữ một cách chắc chắn bằng một cơ cấu hình vành khuyên có đường kính trong bằng 45,0 + 0,5 mm, tâm của mẫu được ép đè lên đầu bi thép mạ bóng có đường kính 25,2 + 0,02mm cho đến khi mẫu bị phá hủy. Phương chuyển động của ngàm kẹp hoặc bi thép phải vuông góc với mặt phẳng của mẫu.
Bề mặt của ngàm kẹp trên và ngàm kẹp dưới phải được xẻ rãnh đồng tâm sao cho đỉnh của ngàm kẹp này khớp với rãnh của ngàm kia. Khoảng cách giữa các rãnh không nhỏ hơn 0,8mm và độ sâu không nhỏ hơn 0,15mm. Rãnh đầu tiên nằm không xa hơn 3mm tính từ ca
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành TCN 01:2004 về vải bạt phun keo PVC do Bộ Tài chính ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5799:1994 về vải và sản phẩm dệt kim - Phương pháp xác định chiều dài vòng sợi chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5800:1994 về Vải và sản phẩm dệt kim - Phương pháp xác định sự xiên lệch hàng vòng và cột vòng được chuyển đổi năm 2008
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7837-1:2007 (ISO 2286 -1 : 1998) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định đặc tính cuộn - Phần 1: Phương pháp xác định chiều dài chiều rộng và khối lượng thực
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7837-2:2007 (ISO 2286 - 2 : 1998) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định đặc tính cuộn - Phần 2: Phương pháp xác định khối lượng tổng trên đơn vị diện tích, khối lượng trên đơn vị diện tích của lớp tráng phủ và khối lượng trên đơn vị diện tích của vải nền
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5825:1994 về Vải phủ cao su hoặc chất dẻo - Phương pháp xác định khuynh hướng tự kết khối do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 1Tiêu chuẩn ngành TCN 01:2004 về vải bạt phun keo PVC do Bộ Tài chính ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5799:1994 về vải và sản phẩm dệt kim - Phương pháp xác định chiều dài vòng sợi chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5800:1994 về Vải và sản phẩm dệt kim - Phương pháp xác định sự xiên lệch hàng vòng và cột vòng được chuyển đổi năm 2008
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7837-1:2007 (ISO 2286 -1 : 1998) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định đặc tính cuộn - Phần 1: Phương pháp xác định chiều dài chiều rộng và khối lượng thực
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7837-2:2007 (ISO 2286 - 2 : 1998) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định đặc tính cuộn - Phần 2: Phương pháp xác định khối lượng tổng trên đơn vị diện tích, khối lượng trên đơn vị diện tích của lớp tráng phủ và khối lượng trên đơn vị diện tích của vải nền
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5825:1994 về Vải phủ cao su hoặc chất dẻo - Phương pháp xác định khuynh hướng tự kết khối do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5826:1994 về Vải phủ cao su hoặc chất dẻo - Phương pháp xác định độ bền phá nổ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN5826:1994
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1994
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết