Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHUYNH HƯỚNG TỰ KẾT KHỐI
Rubber - or plastics - coated fabrics - Determination of blocking resistance
Lời nói đầu
TCVN 5825 - 1994 được xây dựng trên cơ sở ISO 5978 - 1990
TCVN 5825 - 1994 do Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực 3 biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
VẢI PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHUYNH HƯỚNG TỰ KẾT KHỐI
Rubber - or plastics - coated fabrics - Determination of blocking resistance.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền đối vớí khuynh hướng tự kết khối của vải có phủ cao su hoặc nhựa. Phương pháp này được chấp nhận trong hầu hết mọi trường hợp. Nếu cần thiết, cho phép sử dụng các điều kiện khác so với các quy định trong tiêu chuẩn này, nhưng phải có sự thỏa thuận giữa hai bên có liên quan và những sự khác biệt này phải được ghi rõ trong biên bản kiểm nghiệm.
Trong tiêu chuẩn có sử dụng định nghĩa sau ,
Kết khối: Độ kết dính không định trước giữa các bề mặt của vật liệu.
3.1. Tấm thủy tinh có kích thước vào khoảng 150mm x 150mm x 3mm
3.2. Quả nặng . Có khối lượng 5.0kg.
3 3 Tủ sấy có lưu thông không khí: Có kích thước sao cho thể tích của tổ hợp mẫu không lớn hơn 10% khoảng trống tự do còn lại trong tủ sấy.
Phải tạo các điều kiện sao cho các tổ hợp mẫu được đặt trên các giá trị và khoảng cách giữa chúng với nhau hoặc giữa chúng với thành tủ sấy không được nhỏ hơn 50mm.
Bản chất của nguồn nhiệt được cho phép tùy ý nhưng nguồn này phải được đặt ở vị trí mà không khí được thổi vào trong tủ.
Phải tạo điều kiện sao cho sự lưu thông không khí trong toàn bộ thể tích tủ sấy ở mức bảo đảm sao cho không khí trong tủ không được thay đổi ít nhất 6 lần trong một giờ.
Tủ sấy phải được giữ ở nhiệt độ sao cho nhiệt độ của tổ hợp mẫu nằm trong khoảng 2oC so với nhiệt độ qui định.
Cần phải sử dụng các vách ngăn để tránh sự quá nhiệt hoặc những vị trí không đuợc tác động nhiệt.
4. Khoảng thời gian sản xuất và thử nghiệm
4.1. Trong mọi mục đích thử nghiệm, khoảng thời gian tổi thiểu giữa sản xuất và thử nghiệm phải là 16 giờ.
4.2. Đối với các thử nghiệm không phải cho sản phẩm, khoảng thời gian tối đa giữa thời điểm sản xuất và thời điểm thử nghiệm phải không quá 1 tuần. Đối với các thử nghiệm có tính chất so sánh thử nghiệm phải được tiến hành ở cùng một khoảng thời gian giống nhau càng tốt.
4.3. Đối với các thử nghiệm cho sản phẩm, nếu có thể, khoảng thời gian tối đa giữa thời điểm sản xuất và thời điểm thử nghiệm không được vượt quá 3 tháng. Trong các trường hợp khác, thử nghiệm phải được tiến hành trong vòng 3 tháng tính từ ngày khách hàng nhận được hàng.
5.1. Mẫu phải được lấy ở vị trí cách đầu của cuộn vật liệu không nhỏ hơn 1m.
5.2. Cần phải chuẩn bị 6 mẫu thử, mỗi mẫu có kích thước 150mm cho mỗi mẫu cần thử nghiệm.
5.3. Các mẫu thử phải đại diện cho vật liệu cần thử. Các mẫu thử này phải được lấy từ chiều dài làm việc của mẫu. Các mẫu thử phải được cắt sao cho có một cạnh song song với hướng dọc của mẫu.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5826:1994 về Vải phủ cao su hoặc chất dẻo - Phương pháp xác định độ bền phá nổ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9549:2013 (ISO 1421:1998) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9550:2013 (ISO 2411:2000) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định độ kết dính lớp tráng phủ
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9551:2013 (ISO 4675:1990) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Phép thử uốn ở nhiệt độ thấp
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5826:1994 về Vải phủ cao su hoặc chất dẻo - Phương pháp xác định độ bền phá nổ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9549:2013 (ISO 1421:1998) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9550:2013 (ISO 2411:2000) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định độ kết dính lớp tráng phủ
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9551:2013 (ISO 4675:1990) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Phép thử uốn ở nhiệt độ thấp
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5825:1994 về Vải phủ cao su hoặc chất dẻo - Phương pháp xác định khuynh hướng tự kết khối do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN5825:1994
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1994
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra