TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG XÂY LẮP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG-NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Quality management in building and installation building works Basic principles
1.1. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc chung về quản lí chất lượng công trình xây dựng trong suốt quá trình xây dựng, kể cả thời gian chuẩn bị xây dựng, đến bàn giao công trình đưa vào sử dụng và trong thời gian bảo hành: nhằm đảm bảo chất lượng công trình theo đúng thiết kế và yêu cầu kĩ thuật.
1.2. Tất cả các công trình xây dựng mới, cải tạo, mở rộng hoặc sửa chữa của các ngành, các cấp, các tổ chức, kể cả tư nhân, được xây dựng bằng bất kì nguồn vốn nào, đều phải thực hiện quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn này.
1.3. Khi thực hiện quản lí chất lượng xâylắp công trình phải:
- Bảo đảm sự quản lí thống nhất của Nhà nước về chất lượng công trình.
- Chấp hành các luật pháp liên quan và các tiêu chuẩn kĩ thuật xây dựng
- Chịu trách nhiệm về quản lí chất lượng và chất lượng công trình. Việc quản lí chất lượng phải kịp thời, khách quan, thận trọng, chính xác.
- Tôn trọng chức trách của các tổ chức liên quan trong việc quản lí chất lượng. Kịp thời thông báo ngăn chặn các sai phạm kĩ thuật có nguy cơ làm hư hỏng, giảm cấp công trình hoặc gây sự cố nguy hiểm cho công trình.
- Thực hiện nghiêm minh chế độ thưởng phạt trong việc bảo đảm chất lượng công trình theo điều lệ quản lí xây dựng cơ bản.
1.4. Việc phân loại, đánh giá chất lượng công tác xây lắp, chất lượng công trình thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình hiện hành. Các tổ chức xây lắp có trách nhiệm bảo đảm chất lượng từng công tác xây lắp cũng như toàn bộ công trình theo đúng thiết kế và các tiêu chuẩn kĩ thuật.
1.5. Tổ chức nhận thầu, tổ chức giao thầu có trách nhiệm thực hiện bàn giao công trình, đưa vào sử dụng đúng tiến độ. Chỉ được phép bàn giao công trình khi đã thực hiện đầy đủ công tác nghiệm thu quy định theo tiêu chuẩn "Nghiệm thu các công trình xây dựng" (TCVN 4091 : 1985).
2. Hệ thống quản lí chất lượng công trình
2.1. Tổ chức nhận thầu xây lắp, tổ chức giao thầu, tổ chức (hoặc đại diện) thiết kế phối hợp thực hiện quản lí chất lượng trên hiện trường xây dựng. Đây là hệ thống quản lí chất lượng cấp cơ sở (sau đây gọi là cấp cơ sở). Hệ thống này quản lí trực tiếp và có tác động quan trọng đối với chất lượng công trình.
2.2. Các bộ, ngành có nhiều công trình quan trọng, có lực lượng xây dựng lớn, cần tổ chức cơ quan chuyển trách quản lí chất lượng; Các cơ quan quản lí Nhà nước về xây dựng ở các tỉnh, thành phố, đặc khu thuộc trung ương phối hợp thực hiện quản lí chất lượng ở các công trình thuộc Bộ, ngành và địa phương. Đây là hệ thống quản lí chất lượng cấp Ngành và địa phương (sau đây gọi tắt là cấp Ngành và địa phương).
2.3. Cơ quan được Chính phủ giao chức năng thống nhất quản lí Nhà nước về xây dựng cơ bản có trách nhiệm thống nhất quản lí Nhà nước về chất lượng công trình trong toàn ngành xây dựng (sau đây gọi tắt là thống nhất quản lí Nhà nước).
3. Nội dung quản lí chất lượng xây lắp công trình ở cấp cơ sỏ
3.1. Tổ chức nhận thầu xây lắp có trách nhiệm chủ yếu bảo đảm chất lượng công trình xây dựng. Tuỳ theo quy mô và tầm quan trọng của công trình, tổ chức các bộ phận thi công, kiểm tra giám sát phù hợp với yêu cầu xây dựng.
3.2. Nội dung chủ yếu về quản lí chất lượng của các tổ chức nhận thầu, bao gồm:
- Nghiên cứu kĩ thiết kế, phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lí, phát hiện nhữn
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 về quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng - nguyên tắc cơ bản
- Số hiệu: TCVN5637:1991
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1991
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực