KẾT CẤU THÉP - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Steel structures – Design standard
1.1. Tiêu chuẩn này dùng để thiết kế các kết cấu thép của nhà và công trình.
Tiêu chuẩn này dùng để thiết kế các kết cấu thép của cầu, đường hầm giao thông, đường ống dưới đất.
Chú thích: khi thiết kế các kết cấu thép ở trong những điều kiện sử dụng đặc biệt (ví dụ: kết cấu lò cao, các đường ống dẫn chính, các đường ống dẫn chính, các đường ống công nghệ, bể chứa có chức năng riêng biệt, kết cấu nhà chịu tác động của động đất, của nhiệt độ lớn hoặc của môi trường xâm thực, các công trình thuỷ công ở biển…) vỏ kết cấu nhà và công trình đặc biệt, và các dạng kết cấu đặc biệt (kết cấu ứng suất trước, kết cấu không gian, kết cấu treo…) cần phải xét thêm những yêu cầu riêng, thể hiện đặc điểm làm việc của kết cấu đó.
1.2. Khi thiết kế các kết cấu thép ngoài những quy định trong tiêu chuẩn này phải tuân theo những quy định của các tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan.
1.3. Phải chú ý bảo vệ các kết cấu thép chống ăn mòn và chống cháy. Không được phép tăng bề dày của thép cán và của thép ống với mục đích đề phòng ăn mòn và nâng cao khả năng chống cháy.
Các cấu tạo cần phải bảo đảm lộ rõ để dễ theo dõi, làm sạch, sơn, không để tụ hơi nước và phải thông thoáng gió.
Những thép định hình rỗng, tiết diện kín phải được bịt kín.
1.4. Khi thiết kế các kết cấu thép cần:
- Tiết kiệm kim loại;
- Lựa chọn sơ đồ tối ưu của công trình và tiết diện của các cấu kiện trên cơ sở kinh tế-kĩ thuật;
- Dùng các thép cán định hình và những mác thép có hiệu quả kinh tế;
- Dùng các kết cấu đã được điển hình hoá và tiêu chuẩn hoá;
- Dùng các kết cấu tiên tiến (hệ không gian từ những cấu kiện tiêu chuẩn hoá, những kết cấu có chức năng chịu lực kết hợp với bao che, kết cấu ứng suất trước, kết cấu hỗn hợp dây mảnh và dầm cứng, kết cấu tấm mỏng và kết cấu liên hợp từ hai mác thép…)
- Phải xét đến yêu cầu công nghiệp hoá việc chế tạo và lắp ghép kết cấu;
- Dùng các kết cấu tốn ít nhất công chế tạo, vận chuyển và lắp ráp;
- Xét đến tính sản xuất hàng loạt dây chuyền và lắp ghép khối lớn của kết cấu;
- ưu tiên sử dụng những dạng liên kết tiên tiến được thực hiện tại nhà máy (hàn tự động, hàn bán tự động, liên kết mặt bích những đầu tì được bào nhẵn, bu lông trong đó có bu lông cường độ cao…).
- Dùng những liên kết lắp ghép bằng bu lông, đặc biệt chú ý tới bu lông cường độ cao; liên kết hàn lắp ghép được dùng trong những điều kiện phù hợp.
1.5. Khi thiết kế các kết cấu thép cho nhà và công trình phải sử dụng những sơ đồ kết cấu bảo đảm tính bền, tính ổn định và tính bất biến hình không gian của chúng trong quá trình vận chuyển, lắp ráp và sử dụng.
1.6. Mác của thép kết cấu và thép làm liên kết cũng như các yêu cầu riêng đối với loại thép đó lấy theo những tiêu chuẩn kĩ thuật nhà nước hoặc của nước ngoài, cần được ghi trong các bản vẽ thiết kế, bản vẽ chế tạo kết cấu thép và trong các văn bản đặt hàng vật liệu.
1.7. Sơ đồ tính toán và những giả thiết tính toán cơ bản phải thể hiện được điều kiện làm việc thực tế của kết cấu thép.
Kết cấu thép cần được khảo sát như một hệ thống không gian hoàn chỉnh.
Khi phân chia những hệ thống không gian hoàn chỉnh thành các kết cấu phẳng riêng biệt phải kể đến tác động tương hỗ giữa các bộ phận với nền móng. Trong điều kiện có thể, cần sử dụng máy tính điện tử để lựa chọn sơ đồ tính và thiết kế tiết diện kết cấu thép.
1.8. Khi tính toán kết cấu thép cho phép kể đến biến dạng không đàn hồi của thép.
Đối với các kết cấu siêu tĩnh không thiết lập, phương pháp tính toán kể đến biến dạng không đàn hồi của thép. Nội lực tính toán (mômen uốn và xoắn, các lực dọc và ngang) được xác định theo giả thiết biến dạng đàn hồi của thép trên sơ đồ không biến dạn
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4613:1988 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - kết cấu thép - ký hiệu quy ước thể hiện bản vẽ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9276:2012 về Sơn phủ bảo vệ kết cấu thép – Hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng quá trình thi công
- 3Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 288:2002 về dầm cầu thép và kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật chế tạo và nghiệm thu trong công xưởng do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 338:2005 về kết cấu thép - tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4613:1988 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - kết cấu thép - ký hiệu quy ước thể hiện bản vẽ
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9276:2012 về Sơn phủ bảo vệ kết cấu thép – Hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng quá trình thi công
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1876:1976 về Bulông đầu sáu cạnh (thô) - Kết cấu và kích thước do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1915:1976 về Mũ ốc - Kích thước do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5575 : 2012 về Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế
- 7Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 288:2002 về dầm cầu thép và kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật chế tạo và nghiệm thu trong công xưởng do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5575:1991 về kết cấu thép - tiêu chuẩn thiết kế
- Số hiệu: TCVN5575:1991
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1991
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực