Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5565-1991

BIA - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT HÒA TAN BAN ĐẦU

Beer - Method for determination of original-soluble Substancer

Lời nói đầu

TCVN 5565-1991 do Trung tâm Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng khu vực 1 biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành theo Quyết định số 655/QĐ ngày 30 tháng 10 năm 1991.

 

BIA - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT HÒA TAN BAN ĐẦU

Beer - Method for determination of original-soluble Substancer

1. Nguyên tắc

Chưng cất một lượng mẫu bia đã cân sẵn để tách etanola xác định hàm lượng chất chiết thực trong cắn còn lại theo bảng tỷ trọng của dung dịch chiết. Từ đó tính toán hàm lượng chất hòa tan ban đầu.

2. Chuẩn bị mẫu thử

Tiến hành như mục 2 của TCVN 5562-1991

3. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất

Thiết bị, dụng cụ, thuốc thử theo TCVN 5562-1991

4. Tiến hành xác định

4.1. Sử dụng dung dịch còn lại trong bình cất sau khi cất 100g bia mẫu để xác định etanola theo TCVN 5562-1991

4.2. Dung dịch còn lại trong bình cất được làm nguội đến nhiệt độ phòng, thêm nước cất vào cho bằng lượng cân ban đầu (100g ± 0,1g) lắc đều. Đưa nhiệt độ dung dịch về 20oC bằng máy điều nhiệt và xác định tỷ trọng của dung dịch.

Trường hợp thêm nước cất bị quá khối lượng ban đầu, phải dùng hệ số hiệu chỉnh.

4.3. Tiến hành xác định tỷ trọng của dung dịch trên như mục 4.6 của TCVN 5562-1991.

5. Tính kết quả

5.1. Hàm lượng chất chiết thực (Wn), tính bằng phần trăm khối lượng tra theo bảng phụ lục.

5.2. Trường hợp lượng dung dịch sau khi pha loãng có khối lượng lệch với lượng mẫu cân ban đầu thì giá trị t tìm được trong bảng phải nhân với hệ số hiệu chỉnh (X) theo công thức:

K =             (1)

Trong đó:

- m1: Khối lượng mẫu bia; g.

- m2: Khối lượng toàn bộ dung dịch đã pha loãng, g.

Kết quả hàm lượng chất chiết thực là trung bình cộng kết quả hai phép xác định song song, tính chính xác đến 0,1%.

5.3. Hàm lượng chất hòa tan ban đầu (Wp) tính bằng phần trăm khối lượng theo công thức:

Wp =    (2)

Trong đó:

WA: Hàm lượng etanola trong bia, % khối lượng;

Wn: Hàm lượng chất chiết thực trong bia, % khối lượng;

2,0665: Hằng số điều kiện theo Baling (lượng chất hòa tan thực tế để tạo ra 1g rượu etylic);

1,0665: Hằng số điều kiện theo Baling (lượng chất hòa tan thải ra khi tạo thành 1g rượu etylic);

Kết quả tính toán hàm lượng chất hòa tan ban đầu được tính chính xác đến 0,1%.

5.4. Chênh lệch kết quả giữa 2 phép xác định song song không được vượt quá 0,03%.

5.5. Chênh lệch kết quả giá trị chất chiết thực của hai kiểm nghiệm viên ở hai phòng thí nghiệm khác nhau trên cùng một mẫu bia không được vượt quá 0,07%.

 

PHỤ LỤC THAM KHẢO

Chuẩn bị bình tỉ trọng và kiểm tra thiết bị chưng cất (áp dụng chung cho xác định hàm lượng etanola và hàm lượng chất hòa tan ban đầu).

1. Bình tỷ trọng

1.1. Bình tỷ trọng được rửa cẩn thận bằng hỗn hợp Sunfocromic, sau đó rửa nhiều lần bằng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5565:1991 về bia - phương pháp xác định hàm lượng chất hòa tan ban đầu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN5565:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 30/10/1991
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản