XÀ PHÒNG VÀ CHẤT TẨY RỬA – LẤY MẪU TRONG SẢN XUẤT
Soap and detergents – Techniques of sampling during manufacture
Lời nói đầu
TCVN 5491 - 1991 phù hợp với ISO 8212 - 1986.
TCVN 5491 - 1991 do Trung tâm Tiêu chuẩn - Chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 487/QĐ ngày 8 tháng 8 năm 1991.
XÀ PHÒNG VÀ CHẤT TẨY RỬA - LẤY MẪU TRONG SẢN XUẤT
Soap and detergents - Techniques of sampling during manufacture
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy và chuẩn bị mẫu thử đối với xà phòng và chất tẩy rửa và được áp dụng theo phương án lấy mẫu đã định trước.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho quá trình sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa vào thời điểm bao gói (bao gói lớn hoặc nhỏ) và không áp dụng khi đã có tiêu chuẩn cho các sản phẩm đặc biệt.
Trường hợp bao gói riêng biệt, tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu chung và mẫu cuối cùng.
Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 8212 - 1986.
1.1 Mẻ: một lượng nhất định của vật liệu ứng với một số đơn vị mẫu mà trong quá trình sản xuất chế tạo hoặc bao gói chúng được coi là đồng nhất.
1.2 Đơn vị mẫu: một lượng xác định của vật chất có giới hạn vật chất (thí dụ: một bánh, một thùng).
1.3 Mẫu: một hoặc nhiều đơn vị mẫu lấy từ một số lớn các đơn vị mẫu hay một loại nhiều phần nhỏ lấy từ một đơn vị mẫu.
1.4 Mẫu đại diện: một mẫu được thừa nhận là: có thành phần giống thành phần của vật liệu được lấy mẫu khi vật liệu đó được coi là một khối đồng nhất.
1.5 Mẫu cuối cùng: một mẫu thu được hoặc được chuẩn bị theo một phương án lấy mẫu để có thể chia nhỏ thành những phần như nhau dùng cho phân tích, so sánh hoặc lưu giữ.
Lấy một số nhất định các phần nhỏ từ mẻ được lấy mẫu.
Trộn đều các phần đó để được mẫu đại diện (mẫu chung).
Chuẩn bị mẫu cuối cùng bằng cách rút gọn mẫu đại diện, rồi chia nhỏ chúng thành mẫu thí nghiệm, mẫu so sánh và mẫu lưu.
3. Các dạng sản phẩm được lấy mẫu
Trong tiêu chuẩn xét bốn loại trạng thái xà phòng và chất tẩy rửa sau:
3.1 Các sản phẩm dạng đơn chiếc, thể rắn ở dạng thỏi bánh hoặc viên.
3.2 Các sản phẩm đặc thù dạng bột, dạng vẩy, phoi bào..v.v..
3.3 Các sản phẩm dạng kem.
3.4 Các sản phẩm lỏng.
4.1 Các sản phẩm rắn, riêng biệt:
4.1.1 Dao hoặc dây bằng kim loại để cắt.
4.1.2 Máy nghiền hoặc máy xay cơ học.
4.1.3 Hộp chứa kín, khô, sạch và có dung tích đủ để chứa 20 đơn vị lấy mẫu.
4.1.4 Hộp kín, khô, sạch và có dung tích đủ chứa 500 g xà phòng.
4.2 Các sản phẩm đặc biệt:
4.2.1 Ống góp mẫu.
4.2.2 Máy phân chia mẫu loại tĩnh và loại quay.
4.2.3 Hộp kín, khô, sạch và có dung tích đủ chứa mẫu cuối cùng (1 lít).
4.3 Các sản phẩm dạng kem:
4.3.1 Môi có cán dài để xúc hoặc chén đong.
4.3.2 Ống góp mẫu.
4.3.3 Dao trộn.
4.3.4 Máy khuấy cơ học.
4.3.5 Hộp kín, khô, sạch có dung tích đủ để đựng mẫu cuối cùng (1 lít).
4.4 Các sản phẩm dạng lỏng:
4.4.1 Ống lấy mẫu.
4.4.2 Máy khuấy cơ học.
4.4.3 Bình chứa kín, khô, sạch, có dung tích đủ để chứa mẫu cuối cùng (1 lít).
5.1 Vị trí và chu kỳ lấy mẫu
Để đảm bảo đánh giá một mẻ được đúng về thống kê phải tiến hành lấy mẫu tại vị trí và thời gian đang sản xuất.
5.2 Chọn và lấy mẫu trong mẻ (mẫu đại diện)
Với một loạt đóng gói đã định lấy một mẫu ngẫu nhiên bằng cách sử dụng một bảng số ngẫu nhiên (xem phụ lục 1). Tiến hành lấy mẫu khi đang đóng gói ít nhất 1 giờ và bắt đầu trong giờ sản xuất đầu tiên.
CHÚ THÍCH: Một mẫu đại diện gồm từ 10 đến 20 đơn vị lấy mẫu. Trong trường hợp đặc biệt việc lấy mẫu còn phụ thuộc vào loại và tính đúng đắn của phương pháp thử và phụ thuộc vào biến động xảy ra trong quá trình đóng gói.
5.3 Bảo quản mẫu đại diện
Mẫu đại diện được bảo quản ở nhiệt độ phòng thí nghiệm.
Đối với những sản phẩm dễ bị thay đổi trong điều kiện thường (ví dụ tăng hay giảm độ ẩm) và trong trường hợp chưa thể rút gọn ngay mẫu đại diện thành mẫu cuối cùng phải bảo quản mẫu trong thùng kín trước khi xử lý. Việc bảo quản mẫu phải được tiến hành
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5493:1991 (ST SEV 5186-85) về xà phòng gội đầu và tắm dạng lỏng - phương pháp xác định hàm lượng clorua
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5494:1991 (ST SEV 5190-85) về xà phòng gội đầu và tắm dạng lỏng (Sampun) - phương pháp xác định hàm lượng sunfat
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2224:1991 về xà phòng tắm dạng bánh - yêu cầu kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2225:1991 về xà phòng giặt dạng bánh - yêu cầu kỹ thuật
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5492:1991 (ST SEV 2542 - 80) về xà phòng gội đầu và tắm dạng lỏng (Sampun) - phương pháp xác định chất hoạt động bề mặt do Ủy ban Khoa học và Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1557:1991 về xà phòng bánh - phương pháp thử
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1557:1974 về Xà phòng bánh - Phương pháp thử
- 1Quyết định 2925/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5493:1991 (ST SEV 5186-85) về xà phòng gội đầu và tắm dạng lỏng - phương pháp xác định hàm lượng clorua
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5494:1991 (ST SEV 5190-85) về xà phòng gội đầu và tắm dạng lỏng (Sampun) - phương pháp xác định hàm lượng sunfat
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2224:1991 về xà phòng tắm dạng bánh - yêu cầu kỹ thuật
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2225:1991 về xà phòng giặt dạng bánh - yêu cầu kỹ thuật
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5492:1991 (ST SEV 2542 - 80) về xà phòng gội đầu và tắm dạng lỏng (Sampun) - phương pháp xác định chất hoạt động bề mặt do Ủy ban Khoa học và Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1557:1991 về xà phòng bánh - phương pháp thử
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1557:1974 về Xà phòng bánh - Phương pháp thử
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5491:1991 (ISO 8212 - 1986) về Xà phòng và chất tẩy rửa - Lấy mẫu trong sản xuất
- Số hiệu: TCVN5491:1991
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 08/08/1991
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực