Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
Wooden furniture – Test methods
TCVN 5372-1991 do Hội Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường Chất lượng dề nghị và được Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định các kích thước cơ bản, các khuyết tật gỗ và gia công, độ ẩm của gỗ, độ ổn định, độ bền và độ biến dạng đồ gỗ.
1.1 Lô hàng đồ gỗ là một lượng sản phẩm cùng loại, cùng hạng chất lượng, và do cùng một đơn vị sản xuất.
1.2. Mẫu được lấy ngẫu nhiên ở các điểm khác nhau trong lô theo số lượng mẫu được quy định trong bảng 1:
Số lượng sản phẩm trong lô | Số sản phẩm cần lấy mẫu |
Dưới 20 | 1 |
Từ 20 đến 50 | 2 |
Từ 50 đêna 100 | 3 |
Từ 100 đến 200 | 4 |
Trên 200 | 5 |
1.3. Tiến hành xác định các kích thước cơ bản, các khuyết tật gỗ và gia công trên tất cả các sản phẩm được lấy mẫu. Tiến hành đo độ ẩm, độ ổn định, độ bền và độ biến dạng của đồ gỗ trên sản phẩm mẫu.
1.4. Mẫu để thử độ ổn định, độ bền và độ biến dạng phải được bảo quản sơ bộ ít nhất 3 ngày trong nhà.
2.1. Xác định kích thước cơ bản, độ hở của mỗi ghép mộng, nứt dọc, vết xước và độ cong vênh.
2.1.1. Dụng cụ
- Thước thẳng dài 1m, chia vạch tới mm.
- Thước đo góc, chia độ tới 0,5 o.
- Các lá thép mỏng có kích thước sau:
(0,3, 0,5, 0,7, 1,0, 1,3, 1,50 x 10 x 10mm.
2.1.2. Tiến hành xác định
- Dùng thước gỗ đo cách kích thước cơ bản và sai số về kích thước của đồ gỗ theo các quy định cho từng sản phẩm cụ thể.
- Dùng thước gỗ đo các kích thước dài, rộng, sâu của các vết nứt và vết xướ theo quy định.
- Dùng thước gỗ thẳng đặt lên bề mặt mẫu thử để xác định độ cong vành, khoảng cách lớn nhất từ các chỗ không tiếp xúc giữa bề mặt mẫu thử và thước gỗ thẳng là độ cong vênh, đo bằng mm/m.
- Dùng các lá thép để xác định độ hở mối ghép mộng bằng cách lần lươltj cho các lá thép từ mỏng đến dầy vào khe hở.
Độ hở mối ghép mộng được tính bằng tổng bề dày của các lá thép cho lọt vào khe.
2.2. Xác định mắt gỗ
2.2.1. Dụng cụ: thước kẹp panme
2.2.2. Tiến hành xác định
- Dùng thước kẹp đo đường kính của mắt gỗ ở vị trí lớn nhất trên mỗi chi tiết ở cả hai mặt theo từng laoi mắt gỗ như quy định.
2.3. Xác định độ xiên thớ.
2.3.1 Dụng cụ: Thước gỗ thẳng dài 1m, chia vạch tới mm
2.3.2. Tiến hành xác định.
- Xác định độ xiên thế theo đường xiên thớ ở vị trí sao cho hình chiếu chiều dài đường xiên thớ lên chiều dài chi tiết lớn hơn hoặc bằng hai lần chiều rộng chi tiết (l2b).
Độ xiên thớ xác định theo công thức:
Z = a/e %; l 2b
Trong đó: a, l – hai hình chiếu đường xiên thớ tương ứng lên chiều rộng và chiều dài chi tiết
b - chiều rộng chi tiết.
2.4. Xác định độ nhẵn bề mặt
2.4.1. Dụng cụ: Kính hiển vi do độ nhẵn bề mặt từ 10 đến 200 m
2.4.2. Tiến hành xác định
- Đặt kính hiển vi đo độ nhẵn bề mặt trên từng chi tiết sản phẩm mẫu. Khoảng cách các điểm không lớn hơn 0,5m.
- Độ nhẵn bề mặt của sản phẩm mẫu tính bằng micron mét theo công thức:
Trong đó: Rn - độ nhẵn bề mặt tại điểm đo thứ n.
n – số điểm đo trên một sản phẩm mẫu.
2.5. Xác định độ bóng lớp phủ bề mặt
2.5.1. Dụng cụ: máy đo độ bóng M-2
2.5.2. Tiến hành xác định
- Đặt máy đo độ bóng lớp phủ bề mặt trên từng chi tiết sản phẩm mẫu. Khoảng cách các điểm đo không lớn hơn 0,5m.
Độ bóng lớp phủ bề mặt tính bằng % (so với độ bóng chuẩn 100% của lớp kính tráng gương đen trong máy đo độ bóng) theo công thức:
Trong đó: Xn - độ bóng
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5373:1991 về đồ gỗ - yêu cầu kỹ thuật
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10572-1:2014 (ISO 10033-1:2011) về Gỗ nhiều lớp (LVL) - Chất lượng dán dính - Phần 1: Phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4741:1989 về Đồ gỗ - Thuật ngữ và định nghĩa
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12624-1:2019 về Đồ gỗ - Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5372:2023 về Đồ gỗ nội thất - Phương pháp xác định đặc tính ngoại quan và tính chất cơ lý