TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5325 - 1991
BẢO VỆ RỪNG ĐẦU NGUỒN
Watershed forest protection
Lời nói đầu
TCVN 5325 - 1991 do Viện Khoa học Lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành theo Quyết định số 119 / QĐ ngày 28 tháng 2 năm 1991.
BẢO VỆ RỪNG ĐẦU NGUỒN
Watershed forest protection
1. Khái niệm
1.1 Rừng đầu nguồn là rừng điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy, hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông hồ.
1.2 Phạm vi khu phòng hộ đầu nguồn bao gồm toàn bộ đất và rừng trên một phần hoặc toàn bộ diện tích gom nước được giới hạn từ đường phân thủy đến chỗ tiếp giáp trung du và đồng bằng đối với sông và cửa đập đối với hồ.
2. Qui định chung
2.1 Sử dụng đất vùng đầu nguồn
2.1.1. Phải thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu sử dụng đất theo qui định hiện hành của Nhà nước.
2.1.2. Phải trồng rừng nhanh chóng phủ xanh trên đất trống đồi núi trọc.
2.1.3. Chỉ làm nương rẫy, khai hoang, chăn thả ở những nơi có qui hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.1.4. Phải luân canh nương rẫy, khi làm nương rẫy nhất thiết phải áp dụng biện pháp chống xói mòn, bảo vệ đất, như: làm ruộng bậc thang, thủy lợi nhỏ, trồng cây theo đường đồng mức…
2.2. Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng đầu nguồn
2.2.1. Tài nguyên rừng đầu nguồn phải được nuôi dưỡng, làm giầu rừng, sử dụng, quản lý và bảo vệ theo những qui định hiện hành của Nhà nước.
2.2.2. Nghiêm cấm chặt phá rừng bừa bãi để lấy gỗ, củi, khai hoang, làm nương rẫy, chăn thả… gây suy thoái rừng đầu nguồn.
3. Biện pháp bảo vệ rừng đầu nguồn
3.1. Phòng cháy và chữa cháy rừng đầu nguồn
3.1.1. Phòng cháy rừng: phải áp dụng tổng hợp cả 4 biện pháp sau:
3.1.1.1. Phòng cháy rừng bằng biện pháp lâm sinh
a) Đối với rừng trồng, nhất thiết phải trồng hệ thống băng cây xanh cản lửa (băng xanh cản lửa). Gồm băng chính và băng phụ. Chiều rộng băng phải lớn hơn chiều cao rừng ở tuổi thành thục ít nhất 1,5 lần đối với băng phụ.
b) Cây trồng trên băng phải phù hợp với điều kiện lập địa, phải chú trọng cây địa phương. Phải có ít nhiều những đặc điểm sau:
- Khó cháy, chịu được lửa;
- Không chứa nhiều chất dầu nhựa dễ cháy;
- Vỏ dầy, lá chứa nhiều nước;
- Tái sinh chồi hoặc hạt mạnh;
- Sinh trưởng nhanh;
- Không rụng lá mùa khô.
c) Mật độ cây trồng trên băng phải lớn hơ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 89:2006 về quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng thông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11567-1:2016 về Rừng trồng - Rừng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ - Phần 1: Keo lai
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11567-2:2016 về Rừng trồng - Rừng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ - Phần 2: Keo tai tượng
- 1Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 89:2006 về quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng thông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11567-1:2016 về Rừng trồng - Rừng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ - Phần 1: Keo lai
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11567-2:2016 về Rừng trồng - Rừng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ - Phần 2: Keo tai tượng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5325:1991 về Bảo vệ rừng đầu nguồn do Ủy ban Khoa học và Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN5325:1991
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1991
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực