Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

04 TCN 89:2006

QUY PHẠM PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG THÔNG

(Ban hành kèm theo quyết định số 4110QĐ/ BNN - KHCN ngày 31 tháng 12 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

Quy phạm này quy định những nội dung cơ bản về kỹ thuật phòng cháy và chữa cháy rừng thông; hệ thống tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng ở cơ sở và trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước và chuyên ngành về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng thông.

1.2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và kinh doanh sử dụng rừng thông.

Áp dụng các giải pháp kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy rừng chung cho tất cả các loài thông và các loại rừng thông theo chức năng quản lý, sử dụng (rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất).

1.3. Giải thích một số thuật ngữ

- Lực lượng chữa cháy rừng ở cơ sở bao gồm: các tổ đội quần chúng tình nguyện bảo vệ rừng, dân quân tự vệ, lực lượng thôn bản.... do chính quyền cơ sở thành lập và quản lý.

- Lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy rừng gồm các tổ chức do lực lượng Kiểm lâm và các chủ rừng lập ra để chuyên làm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng gồm: đường băng cản lửa, kênh, mương dẫn nước; suối, hồ, đập, bể chứa nước được xây dựng hoặc cải tạo, nâng cấp để phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng; chòi quan sát phát hiện cháy rừng; hệ thống biển cấm đốt lửa, biển báo cấp cháy, biển chỉ dẫn nội qui về phòng cháy và chữa cháy rừng; hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống GIS phát hiện sớm lửa rừng, trạm dự báo cháy rừng; trạm bơm, hệ thống cấp nước chữa cháy và các công trình khác phục vụ cho phòng cháy, chữa cháy rừng.

1.4. Quy định một số biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng không áp dụng đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

- Đối với rừng phòng hộ:

a) Không tổ chức khai thác nhựa khi rừng chưa đến tuổi khai thác;

b) Lợi dụng đường đi, đường giông, khe, suối... làm đường băng trắng cản lửa đối với các khu vực rừng phòng hộ rất xung yếu, tuỳ theo điều kiện địa hình mà có thể xây dựng đường băng trắng, nếu độ dốc lớn hơn 250 không áp dụng biện pháp này.

c) Hạn chế sử dụng hoá chất độc hại trong phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Đối với rừng đặc dụng:

a) Hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình phòng cháy và sử dụng giải pháp cắt băng trắng, cắt tuyến tại các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;

b) Không sử dụng hoá chất độc hại trong phòng cháy, chữa cháy rừng.

2. PHÒNG CHÁY RỪNG THÔNG

2.1. Phân loại cháy rừng thông

Theo đặc điểm nguồn vật liệu cháy ở rừng thông thường xuất hiện 2 loại cháy: cháy mặt đất và cháy tán. Quy mô cháy và tính bắt cháy phụ thuộc vào khối lượng và độ ẩm vật liệu cháy được chia thành 5 loại thuộc 3 nhóm có nguy cơ cháy khác nhau. Phân loại đặc trưng cháy rừng thông theo đặc điểm vật liệu được thể hiện qua Bảng1

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 89:2006 về quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng thông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 04TCN89:2006
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 31/12/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản