Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5286:1990
TRÂU BÒ GIỐNG HƯỚNG THỊT VÀ CÀY KÉO
PHƯƠNG PHÁP PHÂN CẤP CHẤT LƯỢNG
Draught and breef breeding cattle
Method for quality assessment
Tiêu chuẩn này thay thế TVCN 1649-75 ở những điều có liên quan đến trâu bò giống không khai thác sữa.
Tiêu chuẩn này áp dụng để phân cấp chất lượng trâu bò (đực và cái) dùng làm giống không khai thác sữa từ khi cai sữa đến khi trưởng thành.
1.1. Phân cấp chất lượng từng cá thể nuôi làm giống dựa trên các tính trạng ngoại hình thể chất, khối lượng cơ thể, khả năng sinh sản và yếu tố huyết thống (cấp chất lượng của bố và mẹ). Trên cơ sở đó đánh giá chất lượng để phân cấp chất lượng cho từng con giống trong đàn trâu bò.
1.2 Phân cấp chất lượng trâu bò giống hướng thịt và cày kéo, theo 3 cấp: đặc cấp, cấp I, cấp II, lấy cấp I làm cấp trung bình.
1.3. Trâu bò đang mắc các bệnh truyền nhiễm, không đưa vào phân cấp chất lượng.
1.4. Chỉ đưa vào phân cấp chất lượng trâu bò đực và cái có khả năng sinh sản bình thường, từ trung bình trở lên theo quy định của giống.
1.5. Hàng năm, phân cấp chất lượng đàn trâu bò vào tháng 8-9-10, vào buổi sáng
2. Chuẩn bị phân cấp chất lượng
2.1. Tổ chức hội đồng phân cấp chất lượng
2.1.1. ở các trung tâm, nông trường giống trâu bò của Nhà nước, Hội đồng phân cấp chất lượng gồm:
- Lãnh đạo đơn vị;
- Cán bộ kỹ thuật chuyên về giống của đơn vị;
- Cán bộ thú y của đơn vị;
- Chuyên viên kỹ thuật về giống trâu bò của cơ quan quản lý cấp trên.
2.1.2. ở các xã trong vùng giống trâu bò, hội đồng phân cấp chất lượng gồm:
- Cán bộ kỹ thuật chuyên về giống trâu bò của tỉnh hoặc huyện trực tiếp chỉ đạo vùng giống đó;
- Trưởng ban chăn nuôi thú y;
- Một người chăn nuôi trâu bò giỏi.
2.2. Hội đồng phân cấp chất lượng có trách nhiệm tiến hành công tác phân cấp chất lượng đàn trâu bò giống của đơn vị mình vào thời điểm quy định hàng năm, tổng hợp và báo cáo kết quả lên cơ quan chủ quản cấp trên.
2.3. Chuẩn bị đàn trâu bò để phân cấp
2.3.1. Kiểm tra phiếu lý lịch và bệnh lịch từng con.
2.3.2. Kiểm tra số hiệu hành chính và số hiệu đánh dấu (số tai) của đàn trâu bò, trường hợp mất sổ hoặc sổ không rõ phải đánh số lại và ghi chú rõ ràng.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3576:1981 về trâu bò - quy định về đánh số
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3577:1981 về trâu bò sữa - Kiểm tra năng suất sữa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9370:2012 về Trâu giống - Yêu cầu kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9371:2012 về Ngựa giống - Yêu cầu kỹ thuật
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9120:2011 về Bò giống Brahman - Yêu cầu kỹ thuật
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3576:1981 về trâu bò - quy định về đánh số
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3577:1981 về trâu bò sữa - Kiểm tra năng suất sữa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9370:2012 về Trâu giống - Yêu cầu kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9371:2012 về Ngựa giống - Yêu cầu kỹ thuật
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9120:2011 về Bò giống Brahman - Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5286:1990 về trâu bò giống hướng thịt và cày kéo - Phương pháp phân cấp chất lượng
- Số hiệu: TCVN5286:1990
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1990
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra