Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5199 - 90

SẢN PHẨM KỸ THUẬT ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ - THỬ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGOÀI - THỬ TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐỘ CAO

Basic enviromental testing - Procedures for electrotechnical and adio electronic equipments - Dry heat test

Cơ quan biên soạn: Trung tâm Tiêu chuẩn - Chất lượng

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước

Quyết định ban hành số 724/QĐ ngày 24 tháng 12 năm 1990

 

SẢN PHẨM KỸ THUẬT ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ - THỬ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGOÀI - THỬ TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐỘ CAO

Basic enviromental testing - Procedures for electrotechnical and adio electronic equipments - Dry heat test

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử sau:

Phương pháp 2021.1. Thử tác động của nhiệt độ cao khi thay đổi nhanh nhiệt độ cho mẫu thử không tỏa nhiệt.

Phương pháp 2021.2. Thử tác động của nhiệt độ cao khi thay đổi nhiệt độ từ từ cho mẫu thử không tỏa nhiệt.

Phương pháp 2022.1. Thử tác động của nhiệt độ cao khi thay đổi nhanh nhiệt độ cho mẫu thử tỏa nhiệt.

Phương pháp 2022.2. Thử tác động của nhiệt độ cao khi thay đổi từ từ nhiệt độ cho mẫu thử tỏa nhiệt.

Phương pháp thử thích hợp được quy định trong tiêu chuẩn cho sản phẩm.

Sơ đồ hệ thống thử tác động của nhiệt độ nâng cao được cho trong Phụ lục tham khảo 2.

Sơ đồ chỉ dẫn dùng để chọn phương pháp thử tương ứng cho mẫu thử tỏa nhiệt được cho trong Phụ lục tham khảo 3.

Hướng dẫn cách thử được cho trong Phụ lục tham khảo 6 TCVN

Tiêu chuẩn này được áp dụng đồng thời với TCVN 4256-86.

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ST SEV 2722-80.

1. Phương pháp 20211.1. Thử tác động của nhiệt độ cao khi thay đổi nhanh nhiệt độ cho mẫu thử không tỏa nhiệt.

1.1. Nội dung của phương pháp

Phép thử để xác định khả năng làm việc và (hoặc) sự bảo toàn sản phẩm ở điều kiện nhiệt độ nâng cao.

Phương pháp này được sử dụng để thử các mẫu và sự thay đổi nhanh nhiệt độ không gây nguy hiểm cho mẫu thử. Phương pháp này không dùng để thử tác động của sự thay đổi nhanh nhiệt độ.

Phương pháp chủ yếu được dùng để thử các mẫu chịu tác động của nhiệt độ nâng cao trong khoảng thời gian đủ để mẫu thử đạt được sự cân bằng nhiệt.

1.2. Qui định chung

1.2.1. Thời gian chịu thử được tính từ thời điểm đạt được sự cân bằng nhiệt của mẫu thử.

1.2.2. Độ khắc nghiệt của phép thử được xác định bởi sự phối hợp giữa nhiệt độ và thời gian chịu thử cho trong tiêu chuẩn cho sản phẩm.

Nhiệt độ được chọn theo dãy sau: 473 ± 2 (+200 ± 2);

448 ± 2(+175 ± 2); 428 ± 2(+155 ± 2); 398 ± 2(+125 ± 2);

373 ± 2(+100 ± 2); 356 ± 2(+85 ± 2); 343 ± 2(+70 ± 2);

328 ± 2(+55 ± 2); 313 ± 2 (+40 ± 2); 303 ± 2(+30 ± 2) K (oC).

Nếu không có chỉ dẫn đặc biệt cho miền nhiệt độ cao hơn 473K (200oC) đến 1273K (1000oC) thì chọn theo dãy sau:

523 (250); 588 (315); 673 (400); 773 (500);

903 (630); 1073(800); 1273 (1000); K (oC).

Sai lệch đối với mỗi giá trị nhiệt độ đã cho là 2% so với trị số tính theo oC.

Nếu không thể đảm bảo được sai lệch đã cho ở trên do kích thước buồng thử thì cho phép sai lệch đến ± 3oC ở nhiệt độ đến 373K (100oC) và ± 5oC ở nhiệt độ đến 473K (200oC).

Trong trường hợp này giá trị của sai lệch phải được ghi trong biên bản thử.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5199:1990 (ST SEV 2728-80) về sản phẩm kỹ thuật điện và điện tử - Thử tác động của các yếu tố ngoài - Thử tác động của nhiệt độ nâng cao do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN5199:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 24/12/1990
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản