Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5053 : 1990

MÀU SẮC TÍN HIỆU VÀ DẤU HIỆU AN TOÀN

Signal colours safety signs

Lời nói đầu

TCVN 5053 : 1990 do Viên Nghiên cứu khoa học Bảo hộ lao động biên soạn, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị và được Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước ban hành theo quyết định số 584/QĐ ngày 7 tháng 11 năm 1990.

 

MÀU SẮC TÍN HIỆU VÀ DẤU HIỆU AN TOÀN

Signal colours safety signs

Tiêu chuẩn này quy định đặc trưng của màu sắc tín hiệu; hình dạng, kích thước và mầu sắc của dấu hiệu an toàn; được sử dụng cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân.

1. Quy định chung

1.1. Mầu sắc tín hiệu và dấu hiệu an toàn được sử dụng để nhắc nhở người lao động chú ý tới mối nguy hiểm trực tiếp, báo trước về nguy hiểm có thể xảy ra, chỉ thị phải thực hiện những hành động đã xác định hoặc để chỉ dẫn những thông báo cần thiết.

1.2. Mầu sắc tín hiệu và dấu hiệu an toàn không thay thế được các biện pháp an toàn lao động khác và các phương tiện bảo vệ người lao động.

1.3. Mầu sắc tín hiệu phải được thể hiện trên bề mặt các cơ cấu, phụ tùng hoặc bộ phận của thiết bị sản xuất mà chúng có thể là mối nguy hiểm cho người lao động, trên bề mặt các che chắn hoặc thiết bị bảo vệ, cũng như trên các phương tiện kỹ thuật phòng chống cháy.

1.4. Dấu hiệu an toàn được đặt tại vị trí có thể xẩy ra nguy hiểm cho người lao động hoặc gắn ngay vào thiết bị sản xuất là nguồn gây ra nguy hiểm.

1.5. Dấu hiệu an toàn đặt tại cửa phòng thì phạm vi tác dụng của dấu hiệu đó bao trùm cả phòng, đặt tại cổng ra vào công trình (khu vực) thì phạm vi tác dụng mở rộng ra toàn bộ công trình (khu vực)

Khi cần hạn chế phạm vi tác dụng của dấu hiệu an toàn thì phải kèm theo bảng ghi chú thuyết minh.

1.6. Dấu hiệu an toàn phải được bố trí trên nền có mầu sắc tương phản, nằm trong trường nhìn của những người cần được báo hiệu, tại vị trí dễ nhận thấy, không làm sao nhãng sự chú ý của người lao động, và bản thân chúng không trở thành nguồn có thể gây ra nguy hiểm mới.

1.7. Việc sơn phủ mầu sắc tín hiệu và gắn dấu hiệu an toàn trực tiếp lên thiết bị là do xí nghiệp chế tạo ra thiết bị đó thực hiện. Trường hợp cần thiết phải bổ sung, công việc nêu trên do xí nghiệp sử dụng thiết bị thực hiện.

1.8. Dấu hiệu an toàn và bảng ghi chú thuyết minh dùng cho từng ngành được quy định trong tiêu chuẩn ngành và phải tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Các hình thức giao thông và các chuyên ngành có đặc thù riêng không đề cập trong tiêu chuẩn này.

1.9. Tại những vị trí và khu vực nguy hiểm tạm thời phải đặt dấu hiệu an toàn có thể di chuyển được, và các che chắn tạm thời cũng phải được sơn đúng với mầu sắc tín hiệu quy định.

2. Mầu sắc tín hiệu – Chức năng và quy chế áp dụng.

2.1. Các mầu sắc tín hiệu về an toàn quy định như sau: đỏ, vàng, xanh lá mạ, xanh da trời.

Ý nghĩa của các mầu sắc tín hiệu được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5053:1990 về Màu sắc tín hiệu và dấu hiệu An toàn do Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN5053:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 07/11/1990
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản