QUẶNG VÀ QUẶNG TINH KIM LOẠI MÀU
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM HÀNG HÓA
ORES AND CONCENTRATES OF NONFERROUS METALS
Method for determination of moisture in delivery
Tiêu chuẩn này áp dụng cho quặng và quặng tinh kim loại màu, không áp dụng cho quặng và quặng tinh kim loại nhẹ; và quy định phương pháp sấy mẫu để xác định độ ẩm hàng hóa của lô.
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu tiến hành theo TCVN 4775 - 89.
Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 900 - 78.
Độ ẩm hàng hóa là độ ẩm bên ngoài có trong quặng hàng hóa và quặng tinh hàng hóa và có thể tách ra được mà không phá hủy mạng lưới tinh thể khoáng vật.
Nguyên tắc dựa trên cơ sở xác định hàm lượng nước tính theo khối lượng được tách ra từ mẫu quặng hoặc quặng tinh khi sấy ở nhiệt độ từ 105 đến 110 oC (378 - 383 oK) đến khối lượng không đổi.
3.1. Tủ sấy điện có điều chỉnh nhiệt độ đảm bảo nhiệt độ sấy được quy định từ 105 đến 110 oC (378 - 383 oK).
3.2. Cân phân tích có sai số cân 0,05% khối lượng mẫu.
3.3. Khay bằng kim loại không bị ôxy hóa có bề mặt phẳng sạch, kích thước khay cần đủ để chiều dày lớp mẫu trong khay không vượt quá 30 mm.
3.4. Bay kim loại để trộn mẫu.
4.1. Từ 4 mẫu đã lấy để phân tích độ ẩm, sử dụng 2 mẫu, còn 2 mẫu khác để phân tích lại nếu cần, theo sơ đồ nêu ở hình 1.
Tất cả 3 mẫu quặng để phân tích độ ẩm cần sử dụng ngay.
4.2. Mẫu để phân tích độ ẩm của quặng có độ lớn đến 12 mm thì khối lượng mẫu không được nhỏ hơn 2 kg, hoặc của quặng tinh có độ lớn đến 1 mm thì khối lượng mẫu không được nhỏ hơn 0,5 kg. Trộn mẫu cẩn thận bằng bay hoặc bằng cách đổ 5 lần vào bình kín. Rải mẫu thành lớp đều trên khay đã được sấy và cân, rồi cân ngay.
Đặt khay mẫu vào tủ sấy đã được nung nóng trước và giữ trong vòng 2 giờ. Sau mỗi giờ trộn mẫu một lần, đảm bảo nhiệt độ trong tủ sấy ở trong khoảng từ 105 đến 110 oC (378 - 383 oK). Sau 2 giờ lấy khay mẫu khỏi tủ sấy và cân ngay.
Đặt khay mẫu trở lại tủ sấy và sấy tiếp tục đến khối lượng không đổi có cân kiểm tra định kỳ (sau mỗi giờ). Ngừng sấy khi hiệu số khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp không vượt quá 0,05% khối lượng mẫu của lần sấy trước.
4.3. Nếu khi sấy lại, có hiện tượng tăng khối lượng lớn hơn 0,05% thì lấy kết quả cuối cùng là khối lượng trước khi tăng.
4.4. Xác định độ ẩm trong quặng có độ ẩm cao tiến hành theo phụ lục của tiêu chuẩn này.
Hình 1: Sơ đồ xử lý kết quả xác định độ ẩm của quặng
5.1. Độ ẩm (W) tính bằng phần trăm theo công thức (1):
W = (1)
Trong đó:m1 - khối lượng mẫu và khay trước khi sấy, g;m2 - khối lượng mẫu và khay sau khi sấy, g;m3 - khối lượng khay đã sấy,g.Lấy kết quả phân tích cuối cùng đối với quặng là giá trị trung bình cộng của hai phép xác định song song khi đáp ứng yêu cầu nêu ở điều 5.2, còn đối với quặng tinh là của ba phép xác định song song.
5.2. Sai lệch giữa các kết quả những lần xác định song song đối với các mẫu quặng không được vượt quá giá trị sai lệch cho phép nêu ở bảng sau:
Độ ẩm hàng hóa, % | Sai lệch cho phép, % (tuyệt đối) | |||
Lớn hơn " " " " |
1 2 5 10 15 | đến " " " " | 1 2 5 10 25 |
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2732:1987 về Quặng tinh cromit - Phương pháp xác định hàm lượng silic đioxit
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3719:1982 về Quặng thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng Titan dioxit do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3720:1982 về Quặng thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng zeconi dioxit do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3979:1984 về Quặng chứa các nguyên tố phóng xạ và đất hiếm - Phương pháp xác định hàm lượng các đất hiếm oxit do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4292:1986 về Quặng sắt - Phương pháp xác định hàm lượng kẽm và chì
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2728:1987 về Quặng tinh cromit - Phương pháp xác định độ ẩm
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4460:1987 về Quặng tinh barit xuất khẩu - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 2919/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2732:1987 về Quặng tinh cromit - Phương pháp xác định hàm lượng silic đioxit
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3719:1982 về Quặng thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng Titan dioxit do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3720:1982 về Quặng thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng zeconi dioxit do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3979:1984 về Quặng chứa các nguyên tố phóng xạ và đất hiếm - Phương pháp xác định hàm lượng các đất hiếm oxit do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4292:1986 về Quặng sắt - Phương pháp xác định hàm lượng kẽm và chì
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2728:1987 về Quặng tinh cromit - Phương pháp xác định độ ẩm
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4460:1987 về Quặng tinh barit xuất khẩu - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4776:1989 (ST SEV 900 - 78) về Quặng và quặng tinh kim loại màu - Phương pháp xác định độ ẩm hàng hóa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN4776:1989
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 06/12/1989
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực