Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4327:1993

THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO
Animal feeding stuffs - Methods for determination of ash content

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng tro thô và hàm lượng tro không hòa tan trong axit clohidric.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi.

1. Khái niệm

1.1. Tro thô là phần vật chất của mẫu còn lại sau khi nung.

1.2. Tro không hòa tan trong axit clohidric là phần tro còn lại sau khi đã hòa tan tro thô bằng axit clohidric đun nóng và nung trong lò nung. Cát sạn là phần tro không hòa tan trong axit clohidric.

2. Phương pháp xác định hàm lượng tro thô

2.1. Lấy mẫu thử

Tiến hành lấy và chuẩn bị mẫu theo TCVN 4325 - 86.

2.2. Nội dung của phương pháp. Đốt và nung mẫu thử, sau đó xác định hàm lượng phần còn lại.

2.3. Dụng cụ và hóa chất

- Cân phân tích có độ chính xác 0,0002g;

- Chén nung bằng sứ chịu nhiệt hoặc bằng bạch kim có dung tích từ 30 - 50ml;

- Cặp sắt cán dài;

- Bếp điện;

- Bình hút ẩm;

- Lò nung điều chỉnh được nhiệt độ (±100C);

- Tủ sấy có điều chỉnh được nhiệt độ (±20C);  

- Axit nitric đậm đặc (d=1,40g/ml);

- Nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương;

2.4. Tiến hành thử:

Cho chén nung vào lò nung và nung trong một giờ ở nhiệt độ 500 - 5500C. Dùng cặp sắt lấy chén ra và làm nguội trong bình hút ẩm và đem cân để xác định khối lượng với độ chính xác đến 0,001g. Lặp lại quá trình trên cho đến lúc khối lượng chén không đổi.

Cân 5g mẫu thức ăn ở trạng thái khô không khí cho vào chén nung đã biết khối lượng với độ chính xác 0,001g. Dàn đều mẫu trên đáy chén và đốt cẩn thận trên bếp điện cho đến khi mẫu hết bốc khói (chú ý không để mẫu bốc lửa) sau đó đặt chén mẫu vào trong lò nung đóng cửa lò nung lại và nung ở nhiệt độ 500 - 5500C trong khoảng 3 - 5 giờ (mẫu nấm men thì nung ở nhiệt độ 650 - 7000C). 

Sau thời gian nung mẫu trên, nếu các mẫu chưa được tro hóa hết tiếp tục nung kéo dài thêm 1 giờ nữa.

Nhưng sau đó vẫn thấy mẫu chưa được tro hóa hoàn toàn thì làm nguội tro, thấm ướt bằng một vài giọt nước cất và thêm tiếp 10 - 15 giọt axit nitric đậm đặc (d=1,40g/ml). Đặt chén nung lên bếp điện có lưới amian để cho bay hơi hết axit, sau đó lại đặt vào lò nung và nung ở 500 - 5500C cho đến khi mẫu nước được tro hóa hoàn toàn; phần còn lại có màu trắng xám hoặc xanh xám. Làm nguội trong bình hút ẩm và đem cân.

Làm lặp lại quá trình nung mẫu cho đến khi khối lượng không đổi.

2.5. Cách tính kết quả

Hàm lượng tro khô của mẫu (X) tính bằng phần trăm theo công thức:

trong đó:

m1 - khối lượng chén với mẫu thử sau khi nung tính bằng g;

m2 - khối lượng chén tính bằng g;

m3 - khối lượng mẫu thử tính bằng g.

Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của hai lần xác định trên cùng một mẫu khi chênh lệch giữa chúng không vượt quá:

0,3 giá trị tuyệt đối cho thức ăn có chứa hàm lượng tro thô dưới 3%;

10% giá trị trung bình đối với thức ăn có chứa hàm lượng tro thô từ 3 - 5%;

0,5 giá trị tuyệt đối cho thức ăn có hàm lượng tro thô từ 5 - 20%;

2,5% giá trị trung bình đối với thức ăn có chứa hàm lượng tro thô từ 20 - 40%;

1,0 giá trị tuyệt đối cho thức ăn có hàm lượng tro thô từ 40% trở lên.

3. Phương pháp xác định hàm lượng tro không hòa tan trong axit clohidric

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4327:1993 về thức ăn cho chăn nuôi - phương pháp xác định hàm lượng tro

  • Số hiệu: TCVN4327:1993
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1993
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản