- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3133:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp ngâm thường bằng thuốc LN2
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3134:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp phòng mục và mối mọt cho gỗ tròn sau khi khai thác
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3722:1982 về Thuốc bảo quản gỗ LN.2 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4093 – 85
GỖ CHỐNG LÒ
BẢO QUẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGÂM THƯỜNG VỚI THUỐC LN2
Mining post
Preservation with chemical antiseptic by absorption method
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Tất cả gỗ chống lò đều phải được bảo quản bằng thuốc LN2 trước khi đem sử dụng.
1.2. Kích thước và yêu cầu chất lượng của gỗ chống lò trước khi bảo quản phải theo đúng TCVN 1077 – 71.
1.3. Gỗ chống lò sau khai thác chậm nhất là một tuần phải được bảo quản theo TCVN 3134 – 79.
Trước khi tiến hành bảo quản phải bóc sạch vỏ kể cả vỏ lụa của gỗ.
1.4. Bảo quản gỗ lò chợ bằng phương pháp nhúng và bảo quản gỗ lò cái bằng phương pháp ngâm.
1.5. An toàn lao động trong bảo quản: Theo QPVN 16 – 79.
2. PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN
2.1. Thuốc LN2 dùng để bảo quản gỗ: theo TCVN 3722 – 82.
2.2. Gỗ lò chợ: thuốc phải phủ kín bề mặt của gỗ kể cả hai đầu cây gỗ. Gỗ sau khi đã được bảo quản phải chống được mục trong thời gian không dưới 6 tháng.
Gỗ lò cái: thuốc phải ngấm sâu vào gỗ:
- Đối với gỗ cứng và vừa (thuốc nhóm I và II): không dưới 3 mm;
- Đối với gỗ mềm (thuộc nhóm III + VI) không dưới 5 mm.
Gỗ sau bảo quản phải chống được mục thời gian không dưới một năm.
2.3. Thời gian nhúng gỗ vào thuốc ít nhất là 5 phút lăn lật cho gỗ ngấm đều thuốc.
Thời gian ngâm gỗ vào thuốc khoảng từ 24 đến 48 giờ.
2.4. Kiểm tra độ sâu ngâm thuốc: theo TCVN 3133 – 79.
3. GHI NHÃN, VẬN CHUYỂN
3.1. Ghi nhãn: Gỗ sau khi bảo quản và đã được kiểm tra phải đóng dấu búa và giữa thân cây gỗ với nội dung như sau (xem hình vẽ).
- Ký hiệu viết tắt tên cơ sở bảo quản gỗ chống lò. Ví dụ: GTBQG; - Số hiệu của trạm bảo quản gỗ. Ví dụ: V - Tháng năm ngâm thuốc. Ví dụ: 10 – 85. - Ký hiệu kiểm tra chất lượng sản phẩm: KCS. 3.2. Gỗ sau khi bảo quản phải được xếp ngay ngắn theo từng loại, gỗ lò chợ, lỗ cai riêng biệt. |
3.3. Gỗ phải được kê cách mặt đất ít nhất 20 cm và được che mưa nắng từ 4 đến 6 tuần mới được đưa đi sử dụng.
3.4. Vận chuyển: Gỗ đã được bảo quản phải vận chuyển bằng xà lan, tàu hỏa, ôtô, không được đóng bè để vận chuyển. Nếu vận chuyển để đưa đi sử dụng sớm hơn quy định phải có bạt che nắng mưa.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 2669/QĐ-BKHCN năm 2008 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 66:2004 về gỗ Việt Nam – tên gọi và đặc tính cơ bản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3133:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp ngâm thường bằng thuốc LN2
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3134:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp phòng mục và mối mọt cho gỗ tròn sau khi khai thác
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3722:1982 về Thuốc bảo quản gỗ LN.2 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4093:1985 về gỗ chống lò - bảo quản bằng phương pháp ngâm thường với thuốc LN2
- Số hiệu: TCVN4093:1985
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1985
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực