Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4060:1985
MÁY NÔNG NGHIỆP TỰ HÀNH
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH ỒN VÀ RUNG ĐỘNG
Agricultural Mounted machines
Methods of determining osciling and noise characteristics
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy nông nghiệp tự hành và thiết lập phương pháp xác định tính ồn và rung động tại vị trí làm việc của người vận hành khi khảo nghiệm kiểm tra, khảo nghiệm hàng loạt hoặc khảo nghiệm quốc gia các loại máy này.
Tiêu chuẩn này không dùng cho các máy nông nghiệp liên hợp với máy kéo và các khung tự hành.
Đặc tính rung động của các máy nông nghiệp tự hành là:
Mức độ của tốc độ rung bình thường hay gia tốc rung tại chỗ ngồi của người vận hành và vị trí của người phục vụ trong các dải tần với tần số trung bình hình học 1, 2, 4, 8, 16, 32, 63, 125 và 250 hz
Mức độ của tốc độ rung bình phương trung bình tại bộ phận điều khiển trong các dải tần với tần số trung bình hình học 16, 32, 63, 125, 250, 500, 1000 và 2000 hz.
Đặc tính ồn của máy nông nghiệp tự hành là mức độ của áp lực âm thanh trong các dải tần với tần số trunh bình hình học 63, 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000 và 8000 hz
Chú thích: Để kiểm tra riêng tiếng ồn, cho phép sử dụng mức độ chung của âm thanh, đo theo thang A của máy đo tiếng ồn.
1. Chọn và chuẩn bị máy khảo nghiệm
1.1. Để tiến hành khảo nghiệm, cái máy phải được chạy rà theo tài liệu thuyết minh của máy với trình tự đã quy định.
1.2. Trước khi chạy thử máy phải quan sát hình dáng bên ngoài bằng mắt mà không được tháo ra. Kiểm tra quá trình làm việc của các bộ phận và liên hợp máy ở chế độ chạy không tải khi máy đứng yên.
1.3. Khi khảo nghiệm máy phải kiểm tra nhiên liệu và dầu bôi trơn theo tài liệu thuyết minh của máy.
1.4. Tiến hành điều chỉnh các bộ phận làm việc, chỗ ngồi, áp suất không khí của lốp, lực căng xích của bộ phận dẫn động xích và kiểm tra toàn bộ máy theo tài liệu thuyết minh.
1.5. Lốp không được hư hỏng. Độ mòn của lốp phải đều và không được quá 30% chiều cao của vấu lốp.
2. Thiết bị
2.1. Thiết bị để đo tiếng ồn và độ rung động phải phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật.
2.2. Thiết bị để đo rung động phải phù hợp để đo được trị số bình phương trung bình của thông số rung động và xác định đặc tính rung động theo tiêu chuẩn hiện hành.
2.3. Khối lượng của bộ cảm biến rung động để đo thông số rung động: Không lớn hơn 50g cho bộ phận điều khiển và 150g cho chỗ ngồi của người vận hành và vị trí của người phục vụ.
2.4. Bộ cảm biến rung động lắp trên máy khảo nghiệm theo phương pháp được chỉ dẫn ở tài liệu thuyết minh của dụng cụ đo rung động.
2.5. Hiệu chỉnh dụng cụ đo và toàn bộ thiết bị phải tiến hành cả trước và sau khi đo.
2.6. Tất cả dụng cụ đo đều phải do cơ quan quản lý đo lường Nhà nước kiểm định và cho phép sử dụng.
3. Tiến hành khảo nghiệm
3.1. Đo các thông số rung động.
3.1.1. Yêu cầu chung cho việc đo các thông số rung động theo kỹ thuật tương ứng tiêu chuẩn
3.1.2. Các t
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-16:1999 (ISO 6097: 1983) về máy kéo và máy nông nghiệp tự hành - phương pháp thử - phần 16: tính năng làm việc của hệ thống sưởi ấm và thông thoáng trong buồng lái kín do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7656:2007 (ISO 5008 : 2002) về Máy kéo bánh hơi nông nghiệp và máy làm việc trên đồng ruộng - Đo rung động toàn thân người lái máy
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7657:2007 (ISO 7216 : 1992) về Âm học - Máy kéo bánh hơi và máy nông lâm nghiệp tự hành - Đo tiếng ồn phát sinh khi chuyển động
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4060:1985 về máy nông nghiệp tự hành - Phương pháp xác định đặc tính ồn và rung động
- Số hiệu: TCVN4060:1985
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1985
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra