Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3917 - 84

TÀI LIỆU THIẾT KẾ

PHIẾU TRÌNH ĐỘ KỸ THUẬT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

System for design documentation. Product technical level and quality map

1. Tiêu chuẩn này quy định mẫu và quy tắc lập phiếu trình độ kỹ thuật và chất lượng sản phẩm (KC) cho tất cả các ngành công nghiệp.

2. KC dùng trong việc đánh giá tính hợp lý của chất lượng sản phẩm để quyết định tiếp tục thiết kế hoặc giao cho sản xuất, hoặc ghi nhận chất lượng cải tiến sản phẩm hoặc loại trừ sản phẩm ra khỏi sản xuất và sử dụng.

3. Tùy theo dạng, công dụng, điều kiện sản xuất và sử dụng bộ hoặc cơ quan  tương đương sẽ quy định danh mục sản phẩm phải lập KC, thủ tục thông qua và xét duyệt KC.

Xí nghiệp (cơ quan) quản lý bản chính tài liệu thiết kế phải lập KC cho sản phẩm sản xuất loạt hoặc đồng loạt.

KC nhất thiết phải thông qua xí nghiệp sản xuất chính, người lập tài liệu thiết kế và người đặt hàng.

4. Lập KC theo các mẫu trong tiêu chuẩn này, còn tờ bìa và mặt theo TCVN 3822 – 83 khung tên theo TCVN 3821 – 83.

5. Phần thứ nhất (mẫu 1) ghi :

a) Mục 1 – công dụng và đặc tính tóm tắt của lĩnh vực sử dụng sản phẩm;

b) Mục 2 – ký hiệu tài liệu được giao cùng với sản phẩm cho nơi tiêu thụ (tiêu chuẩn hoặc tài liệu thiết kế chính);

c) Mục 3 – tên xí nghiệp hoặc cơ quan  lập tài liệu thiết kế cho sản phẩm này

d) Mục 4 – tên xí nghiệp chế tạo sản phẩm và địa chỉ (hoặc tên gọi tượng trưng) của xí nghiệp đó;

đ) Mục 5 – ngày giao sản xuất công nghiệp;

e) Mục 6 – ngày tiến hành biên nhận chất lượng và kết quả biên nhận (nếu được Nhà nước cho phép đóng dấu chất lượng thì phải ghi số và ngày tháng năm của quyết định);

i) Mục 7 – những điều giải thích thêm về sản phẩm.

Khi thiếu những điều cần thiết để đưa vào phần một, ở giai đoạn thiết kế nào đó thì trong KC lập ở những giai đoạn thiết kế tiếp theo, hoặc khi triển khai sản xuất sản phẩm, sẽ đưa nội dung của phần một vào.

6 – Phần 2 (mẫu 2) ghi:

a) cột một – tên gọi và đơn vị của chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Nói chung, danh mục chỉ tiêu chất lượng gồn có:

chỉ tiêu công dụng;

chỉ tiêu độ tin cậy và tuổi thọ;

chỉ tiêu công nghệ;

chỉ tiêu khoa học và lao động;

chỉ tiêu thẩm mỹ;

chỉ tiêu tiêu chuẩn hóa và thống nhất hóa;

chỉ tiêu pháp lý của phát minh;

chỉ tiêu kinh tế;

Tên gọi của mỗi dạng chỉ tiêu được ghi ở dạng tiêu đề và gạch dưới.

Nếu không có những điều cho trước theo các dạng riêng biệt của chỉ tiêu thì cho phép đưa các mục tương ứng của phần này vào phiếu trình độ kỹ thuật và chất lượng sản phẩm ở giai đoạn tiếp theo trong quá trình lập tài liệu thiết kế và triển khai sản xuất sản phẩm;

b) cột 2 – trị số của chỉ tiêu chất lượng theo các số liệu trong nhiệm vụ kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật hoặc tài liệu thiết kế khác của sản phẩm hoặc theo các số liệu thống kê trung bình của sản xuất và sử dụng sản phẩm;

c) cột 3 – 7 – trị số những chỉ tiêu cơ bản của chất lượng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn Nhà nước và tương ứng với số thứ tự của nguồn cung cấp tư liệu ghi trong phần 5, trong số đó:

cột 3 – trị số những chỉ tiêu chất lượng trong các tiêu chuẩn hiện hành (nếu có) đối với sản phẩm;

cột 4 – trị số những chỉ tiêu chất lượng của mẫu tương lai

cột 5, 6 và 7 – trị số những chỉ tiêu chất lượng của vật tương tự trong nước và nước ngoài. Dưới tiêu đề của cột ghi tên nước, hãng hoặc xí nghiệp chế tạo, mẫu sản phẩm và năm giao cho sản xuất;

d) cột 8 – 11 – trị số những chỉ tiêu tương đối của chất lượng sản phẩm so với các chỉ tiêu của mẫu tương tự (cột 10 và 11)

Đồng thời trong cột 8 và 10 ghi trị số các chỉ tiêu tương đối của phương pháp vi phân (VP) trong cột 9 và 11 củ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3917:1984 về Tài liệu thiết kế - Phiếu trình độ kỹ thuật và chất lượng sản phẩm

  • Số hiệu: TCVN3917:1984
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1984
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản