TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
QUY TRÌNH KIỂM TRA CÁ THỂ LỢN ĐỰC HẬU BỊ
The regulation of individual control for young boars
Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc kiểm tra cá thể lợn đực hậu bị giống nội và ngoại thuần chủng trong các cơ sở giống lợn của Nhà nước.
1. Khái niệm và tổ chức kiểm tra
1.1. Kiểm tra cá thể lợn đực hậu bị là chọn những lợn đực hậu bị tốt, nuôi theo một chế độ quy định, theo dõi một số chỉ tiêu quan trọng sau đó phân loại về năng suất để sử dụng.
1.2. Có hai hình thức kiểm tra cá thể lợn đực hậu bị:
- Kiểm tra cá thể lợn đực hậu bị ngay tại các cơ sở giống.
- Kiểm tra cá thể lợn đực hậu bị tại các trạm kiểm tra năng suất của Nhà nước.
1.3. Cơ sở tiến hành kiểm tra cá thể lợn đực hậu bị phải được chuẩn bị đầy đủ về thức ăn, chuồng trại, kỹ thuật nuôi dưỡng và điều kiện theo dõi ghi chép. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật chăn nuôi đã được quy định.
1.4. Tất cả các cơ sở giống lợn của Nhà nước (từ cấp I trở lên) đều phải kiểm tra cá thể lợn đực hậu bị để chọn lọc lợn giống thay thế cho cơ sở mình và bán giống ra ngoài. Khuyến khích các cơ sở giống khác tiến hành kiểm tra cá thể lợn đực hậu bị.
2. Đối tượng và thời gian kiểm tra
2.1. Lợn đực hậu bị kiểm tra cá thể phải có lý lịch rõ ràng có bố mẹ đạt từ cấp I trở lên; khỏe mạnh, không có bệnh tật, lúc cai sữa đạt từ cấp I trở lên (xếp cấp theo TCVN 1280–81).
2.2. Số lượng lợn đực kiểm tra cá thể của một đợt phải có từ 4 con trở lên.
2.3. Kiểm tra cá thể lợn đực hậu bị được tiến hành theo phương pháp thời gian:
- Lợn nội từ lúc tròn 90 ngày tuổi đến lúc tròn 180 ngày tuổi.
- Lợn ngoại từ lúc tròn 90 ngày tuổi đến lúc tròn 240 ngày tuổi.
Ngay sau khi cai sữa chọn những lợn đực đạt tiêu chuẩn ghi ở điều 2.1 đưa vào chuồng nuôi kiểm tra để nuôi chuẩn bị. Trong thời gian nuôi chuẩn bị lợn đã được nuôi theo quy trình kiểm tra.
3.1. Chuồng nuôi kiểm tra:
Lợn đực hậu bị kiểm tra cá thể được nuôi mỗi con một ô chuồng với diện tích:
| Lợn nội | Lợn ngoại |
Chuồng | 3m2 | 4m2 |
Sân chơi | 4m2 | 4m2 |
Trong chuồng nuôi phải có máng ăn riêng và máng nước uống riêng. Đối với lợn ngoại có thể nuôi từ 2 – 4 con trong một ô chuồng nhưng phải có biện pháp cho ăn riêng từng con.
3.2. Thức ăn và chế độ cho ăn:
3.2.1
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3898:1984 về lợn giống - quá trình kiểm tra cá thể lợn cái hậu bị do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3899:1984 về lợn giống - quy trình mổ khảo sát phẩm chất thịt lợn nuôi béo do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3900:1984 về lợn giống - quy trình đánh giá lợn đực giống qua đời sau do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 157-QĐ năm 1984 ban hành bốn tiêu chuẩn Nhà nước về lợn giống do Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3898:1984 về lợn giống - quá trình kiểm tra cá thể lợn cái hậu bị do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3899:1984 về lợn giống - quy trình mổ khảo sát phẩm chất thịt lợn nuôi béo do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3900:1984 về lợn giống - quy trình đánh giá lợn đực giống qua đời sau do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1280:1981 về lợn giống - phương pháp giám định
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3897:1984 về lợn giống - quy trình kiểm tra cá thể lợn đực hậu bị do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN3897:1984
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 22/05/1984
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực