Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3228-2 : 2000

CÁCTÔNG - Xác định độ chịu bục

Board – Determination of bursting strength

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 3228-2 : 2000

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ chịu bục của các loại cáctông có độ chịu bục trong khoảng từ 350 kPa đến 5500 kPa.

Phương pháp này cũng được áp dụng cho các loại giấy và cáctông có độ chịu bục thấp đến 250 kPa nếu chúng được sử dụng để gia công thành các loại sản phẩm có độ chịu bục cao hơn (như cáctông lớp mặt, giấy làm lớp sóng của cáctông sóng).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 3649:2000 Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.

TCVN 6725:2000 Giấy, cáctông và bột giấy – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm.

TCVN 1270:2000 Giấy và cáctông - Xác định định lượng.

3. Định nghĩa

3.1 Độ chịu bục

Là áp lực lớn nhất tác dụng vuông góc lên bề mặt mà mẫu thử chịu được trước khi bục, trong điều kiện thử tiêu chuẩn.

3.2 Chỉ số độ chịu bục

Là độ chịu bục của các tong chia cho định lượng của nó.

4. Nguyên tắc

Mẫu thử được đặt lên tấm màng ngăn làm bằng vật liệu có tính đàn hồi và được kẹp lại. Chất lỏng thủy lực được bơm với tốc độ không đổi làm phồng màng ngăn cho tới khi mẫu thử bục. Độ chịu bục của các tong là giá trị áp lực thủy lớn nhất đã tác dụng.

5. Máy đo độ chịu bục

5.1. Bộ phận kẹp

Bộ phận kẹp phải đảm bảo kẹp mẫu thử khít, đồng nhất, không bị trượt trong khi thử giữa hai mặt khuyên tròn, song song với nhau, nhẵn (nhưng không bóng) và có các đường rãnh như mô tả trong phụ lục A.1.

Đĩa kẹp trên được đỡ bởi khớp nối hoặc một bộ phận tương tự để bảo đảm áp lực kẹp được phân bố đều.

Khi thử các rãnh trong hai mặt của đĩa kẹp phải đồng tâm trong khoảng 0,25mm và song song với nhau. Phương pháp kiểm tra được mô tả trong phụ lục A.2.

Áp lực kẹp phải đủ để không làm mẫu bị trượt trong khi thử, nhưng cũng không được quá lớn sẽ làm hỏng mẫu. Nói chung, áp lực kẹp không nhỏ hơn 690 kPa (phụ lục A.3). Đối với các tông sóng, áp lực kẹp 690 kPa là đủ để làm hỏng các đường sóng, bởi vậy trong báo cáo kết quả phải ghi rõ áp lực làm hỏng các đường sóng.

5.2. Màng ngăn

Màng ngăn được làm bằng vật liệu có tính đàn hồi, hình tròn, nằm dưới bề mặt của đĩa kẹp dưới khoảng 5,5mm. Vật liệu và cấu trúc của màng ngăn phải đảm bảo các điều kiện sau :

§ Khi tác dụng một áp lực khoảng 170kPa đến 220kPa phải phồng cao được 10mm so với mặt của đĩa kẹp dưới.

§ Khi tác dụng một áp lực khoảng 250kPa đến 350kPa phải phồng cao được 18mm so với mặt của đĩa kẹp dưới.

Các màng ngăn mới thường cần áp lực lớn hơn để phồng lên được chiều cao như quy định so với các màng ngăn đã được sử dụng. Mang ngăn phải được kiểm tra thường xuyên và nếu không đạt quy định thì phải thay mới. Khi thay màng ngăn phải hết sức cẩn thận để tránh không khí lọt vào dưới màng ngăn.

5.3. Hệ thống thủy lực

Hệ thống thủy lực sẽ tác dụng áp lực tăng dần vào mặt dưới màng ngăn cho tới khi mẫu thử bục, áp lực được tạo ra bởi mô tơ điều khiển pít tông đẩy chất lỏng thích hợp ( glycerol, etyleneglycol tinh khiết có chứa chất chống ăn mòn hoặc dầu silicon có độ nhớt thấp) nằm ở dưới bề mặt màng ngăn. Hệ thống thủy lực và chất lỏng sử dụng không được có bọt khí. Tốc độ bơm 170ml/phút ± 15ml/phút.

5.4. Đồng hồ đo áp lực

5.4.1 Đồng hồ đo áp lực dạng Bourdon có khoảng đo phù hợp với đường kính 95mm hoặc lớn hơn. Độ giãn nở

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3228-2:2000 về cáctông - xác định độ chịu bục

  • Số hiệu: TCVN3228-2:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/09/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản