Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
HẠT GIỐNG LÂM NGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP THỬ
Seeds for forest planting - Test methods
Có hiệu lực từ: 1 - 1 – 1981
(Ban hành kèm theo quyết định 657/QĐ ngày 27/12/79 của Chủ nhiệm UBKH và KTNN)
Tiêu chuẩn này áp dụng cho hạt giống Bạch đàn, Thông, Phi lao, Sa mộc, Xà cừ, Mỡ, Bồ đề, Giẻ dùng để trồng rừng.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu và phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng của hạt: Độ sạch, khả năng nảy mầm, sức nảy mầm, khối lượng 1000 hạt và hàm lượng nước trong hạt.
1.1. Lô hạt giống để lấy mẫu kiểm nghiệm là lượng hạt giống cùng loài, được thu hái cùng thời gian trên những cây mẹ sinh trưởng trong cùng điều kiện lập địa (hay trong các điều kiện lập địa tương tự), tuổi cây mẹ chênh lệch không quá 2 cấp tuổi; và cùng điều kiện bảo quản. Đối với mỗi loài, giới hạn khối lượng lô hạt để lấy mẫu kiểm nghiệm được quy định trong bảng 1.
1.2. Mẫu điểm là lượng nhỏ hạt giống được lấy ngẫu nhiên từ một vị trí của lô hạt. Khối lượng của các mẫu điểm phải gần như nhau và đủ để lập một mẫu gốc.
1.3. Mẫu gốc là lượng các mẫu điểm đã trộn đều.
1.4. Mẫu trung bình là 1 phần của mẫu gốc được chia theo một phương pháp thích hợp (quy định trong điều 2.4.2 của tiêu chuẩn này) dùng để kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của hạt.
1.5. Mẫu lưu là một phần mẫu gốc được giữ lại tại cơ quan lấy mẫu để kiểm nghiệm lại trong trường hợp cần thiết. Mẫu này được bảo quản không quá 6 tháng kể từ ngày lấy mẫu, môi trường bảo quản giống như ở lô hạt đã lấy mẫu.
1.6. Mẫu phân tích là 1 phần mẫu trung bình dùng để xác định một chỉ tiêu chất lượng (hay những chi tiết của một chỉ tiêu). Riêng mẫu phân tích độ sạch có khối lượng bằng mẫu trung bình.
1.7. Độ sạch hạt giống là tỉ số phần trăm giữa khối lượng hạt giống được tính vào độ sạch và khối lượng mẫu kiểm nghiệm.
Hạt được tính vào độ sạch gồm:
- Hạt đúng giống bị nứt, vỡ, sâu mọt mà phần còn lại lớn hơn 1/2 chiều dài hạt.
- Hạt có vết bệnh.
- Hạt bị tróc một phần hay toàn bộ vỏ.
Tạp chất gồm các loại tàn dư vô cơ, hữu cơ (đất, đá, sỏi, cành lá, vỏ cây, bào tử nấm, hạt lép, hạt thối...) hạt khác giống và hạt đúng giống bị tổn thương phần còn lại nhỏ hơn hay bằng 1/2 chiều dài hạt.
1.8. Khả năng nảy mầm là tỉ số phần trăm giữa số hạt nảy mầm (cho cây mầm bình thường) và tổng số hạt đem kiểm nghiệm trong điều kiện môi trường và thời gian quy định trong phụ lục.
1.9. Sức nảy mầm là tỉ số phần trăm giữa số hạt nảy mầm (cho cây mầm bình thường) tập trung trong điều ki
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3122:1979 về hạt giống lâm nghiệp- phương pháp thử do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN3122:1979
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 27/12/1979
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra