Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THIẾT BỊ RÈN ÉP - YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN
Forging and pressing equipment General safety requirements
Cơ quan biên soạn: Viện nghiên cứu KHKT-Bảo hộ lao động
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
Cơ quan đề nghị ban hành:
Viện nghiên cứu KHKT-Bảo hộ lao động
Cơ quan trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng
Cơ quan xét duyệt và ban hành:
Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước
Quyết định ban hành số 709/QĐ, ngày 27 tháng 12 năm 1989
THIẾT BỊ RÈN ÉP - YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN
Forging and pressing equipment General safety requirements
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung về an toàn đối với việc thiết kế, chế tạo và cải tiến các thiết bị rèn ép, và thay thế cho TCVN 2296-78.
1.1. Các thiết bị rèn, ép phải theo đúng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn thiết bị sản xuất – yêu cầu chung về an toàn TCVN 2290-78 và tiêu chuẩn này.
1.2. Hệ thống truyền dẫn thủy lực và khí nén cùng trên các thiết bị rèn ép phải được thiết kế, chế tạo theo đúng các qui phạm và tiêu chuẩn hiện hành về thiết kế hệ thống khí nén và thủy lực.
1.3. Các thiết bị đường ống và bình chịu áp lực phải tuân theo qui phạm kỹ thuật an toàn các bình chịu áp lực
2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA KẾT CẤU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
2.1. Đối với máy ép có cơ cấu điều khiển bằng 2 tay (điều khiển 2 tay). Hệ thống điều khiển phải đảm bảo sao cho cơ cấu làm việc chỉ khởi động được khi cả hai nút bấm (hoặc tay gạt) đều được ấn cùng một lúc.
Khoảng cách giữa hai tâm nút bấm (hay hai tay gạt) không được nhỏ hơn 300 mm và không được lớn hơn 600 mm.
Muốn thực hiện một hành trình tiếp theo sau khi dừng hành trình trước thì cả hai nút bấm (hay tay gạt) phải được tự do rồi mới ấn tiếp.
- Phải loại trừ khả năng khởi động các cơ cấu công tác khi một trong các nút bấm hay tay gạt bị kẹt.
Để tránh các trường hợp mở máy ngẫu nhiên các nút bấm mở máy (hay tay gạt) phải được che chắn, cấu tạo hoặc bố trí sao cho loại trừ được các khả năng ấn ngẫu nhiên lên chúng. Để đạt được mục đích trên các tay gạt phải có chốt định cư.
Đối với thiết bị rèn ép điều khiển bằng hai tay có cơ cấu làm việc tịnh tiến, thì thời gian tác động lên hai nút bấm (hay tay gạt) phải loại bỏ được khả năng đưa tay vào vùng nguy hiểm trong thời gian hành trình làm việc. Nếu buông tay sớm khỏi nút bấm (hay tay gạt) thì cơ cấu làm việc phải dừng ở vị trí trung gian hay trở lại vị trí ban đầu.
Sự cần thiết sử dụng điều khiển bằng hai tay (nút bấm tay gạt) phải được quy định thành văn bản kỹ thuật đối với từng loại máy riêng.
2.2. Khi sử dụng chế độ làm việc một tay hay bàn đạp nhất thiết phải có thiết bị bảo vệ vùng làm việc (vùng nguy hiểm).
Đối với các thiết bị rèn ép có sử dụng các đồ gá hoặc các phương tiện tự động hóa hay cơ khí hóa để tránh đưa tay vào vùng làm việc (vùng nguy hiểm) như cơ cấu cấp phôi gỡ thành phẩm… hay việc cấp phôi bằng tay ở vùng nguy hiểm thì cho phép không sử dụng thiết bị bảo vệ.
2.3. Sự cần thiết sử dụng bàn đạp điều khiển phải được quy định thành văn bản kỹ thuật đối với mỗi loại máy riêng.
Bàn đạp mở máy phải có bao che phía trên và chỉ để hở ở mặt trước vừa đủ cần thiết cho việc mở máy nhằm loại bỏ khả năng tác động ngẫu nhiên lên nó. Cạnh vỏ bao che phải vê tròn hoặc cấu tạo sao cho tránh khỏi xây xát bàn chân công nhân.
Cho phép bố trí bàn đạp chìm bên trong thân máy. Cấu tạo tay gạt và bàn đạp của hệ thống điều khiển phải có khóa liên động loại bỏ khả năng sử
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5181:1990 về thiết bị nén khí - yêu cầu chung về an toàn
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1855:1976 về Rèn dập - Thuật ngữ do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1084:1986 về Máy búa rèn khí nén – Thông số và kích thước cơ bản
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4952:1989 về Thiết bị rèn ép - Danh mục chỉ tiêu chất lượng
- 1Quyết định 2922/QĐ-BKHCN năm 2008 tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2290:1978 về thiết bị sản xuất - yêu cầu chung về an toàn do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5181:1990 về thiết bị nén khí - yêu cầu chung về an toàn
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1855:1976 về Rèn dập - Thuật ngữ do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3144:1979 về Sản phẩm kỹ thuật điện - Yêu cầu chung về an toàn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1084:1986 về Máy búa rèn khí nén – Thông số và kích thước cơ bản
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4952:1989 về Thiết bị rèn ép - Danh mục chỉ tiêu chất lượng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2296:1989 về thiết bị rèn ép - yêu cầu chung về an toàn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN2296:1989
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 27/12/1989
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra