TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 2110-77
QUẦN ÂU VÀ ÁO SƠ MI - PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
Trousers and Shirts
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá chất lượng của quần âu và áo sơ mi.
1. LẤY MẪU
Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 2109-77
2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
2.1. Dụng cụ
Bàn phẳng có diện tích lớn hơn sản phẩm được kiểm tra.
Thước thẳng và thước dây có chia độ đến 1 mm.
2.2. Áo sơ mi
2.2.1. Tiến hành xác định
Chiều dài thân sau: từ giữa đường chân cổ xuống hết gấu.
Chiều rộng vai: khoảng cách giữa hai chỗ nối mỏm vai với tay áo;
Chiều rộng lưng: khoảng cách giữa hai mép nối tay áo chỗ giữa.
Chiều rộng thân sau: đo ngang gầm nách.
Chiều rộng đáy thân sau: khoảng cách giữa hai đường sườn đo thẳng sợi, sát gấu.
Chiều dài tay, đo từ đỉnh đầu tay đến giữa mép dưới cửa tay.
Chiều rộng nửa bắp tay: đo thẳng sợi ngang gầm nách.
Chiều dài thân trước: đo từ đầu vai thẳng sợi xuống hết gấu áo.
Chiều rộng vai con: đo từ chân cổ ra đường tra tay theo đường may vai.
Chiều rộng ngực: đo từ đường tra tay đến chỗ giao khuy giữa khoảng mỏm vai xuống gầm nách.
Chiều rộng thân trước: khoảng cách giữa đường sườn và chỗ giao khuy ngang gầm nách.
Chiều rộng đáy thân trước: khoảng cách giữa đường sườn và đường giao khuy đo thẳng sợi, sát gấu.
Chiều dài cổ áo: đo dọc theo chân cổ.
Chiều dài và rộng của túi: đo theo quy định của từng kiểu túi, trường hợp hai túi trở lên đo xem có bằng nhau và đối xứng không.
2.2.2. Xác định kỹ thuật lắp ráp
2.2.2.1. Cổ áo
Đặt êm cổ áo xuống mặt bàn, dùng tay hơi kéo căng mặt cổ và chân cổ. Xác định xem mặt cổ có êm canh sợi hay không. Cổ áo có bị bùng, vặn và vành cổ có đều làn hay không. Hàng kẻ … kẻ sọc hai bên có cân đối hay không. Nhận xét đường lộn má cổ có thẳng, đều làn hay bị vồng võng, đầu cổ có vuông thành sắc cạnh hay bị vểnh, bị nhọn.
Cầm hai đầu cổ áp vào nhau xem có chồng khít, hai bên mặt cổ có đủ mo hay bị vểnh, cúp. Kéo căng chân cổ quan sát xem có êm, đều làn hay bị vặn, bùng và nhận xét hai đầu chân cổ có bóp sát hay bị vênh, vểu.
Xem đường lộn cổ và lót chân cổ vét đã kiệt chưa, lộn, gập êm hay bị lé ngược.
2.2.2.2. Tay áo
Tiến hành gập đầu sườn và vòm nách theo làn đầu tay, cầm đầu vai và đầu sườn kéo căng, sau đó lại để êm. Nhận xét tay tra bị thừa, thiếu hay bị cắt sén vải làm sai cấu trúc. Nếu tay tra có bọc nách thì phải xem tay lảng hay quắp.
Nhận xét tay áo may vào thân đã êm canh sợi chưa, có bị cầm bai hay vặn (vỏ đỗ). Đường vòng nách có đều làn hay bị vòng vèo, gẫy khúc.
Xem bác tay may lộn có êm, đều làn và đồng thời xem có bị bùng, vặn hay lé ngược không. Nhận xét đường vào tay có bén sát và hai đầu có bị cục, vểu không.
Khi nhận xét thép tay phải chú ý xem hai bên tay may thẳng và đều chưa, chỗ xẻ thép có gọn hay bị xơ sổ, các đường xếp ly có đều không, đường may có vừa hay bị mớm, sổ, tuột.
2.2.2.3. Sườn và vai áo
Xem đường may vào vai, cần đặt áo xuống mặt bàn, vuốt cho thẳng đều, nhận xét vào vai đã êm chưa, có sai dấu, mẹo cổ, mẹo vai không. Khi vào vai có bị thừa, thiếu làm sai lệch cấu trúc không.
Nhận xét cầu vai đã êm chưa, có bị nhăn, vặn, thừa ngoài, hàng trong không.
Lật vai xem các đường may có ngậm vừa không, có bị mớm hoặc sổ, tuột không. Nhận xét đường xếp ly hai bên cầu vai có cân đối hay không.
Nhận xét các đường may sườn, tay ngã tư gầm nách có gặp nhau không. Sau đó, đem so sánh hai thân có đều nhau không, đường may có bị cầm bai làm sai lệch cấu trúc hay không. Đường may lộn hoặc may đè có thẳng đều hay bị chỗ to, nhỏ, vòng vèo, vặn (vỏ đỗ).
2.2.2.4.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5782:2009 về Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6054:1995 về Quần áo may mặc thông dụng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6875:2001 (ISO 11612 : 1998) về Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa - Phương pháp thử và yêu cầu tính năng của quần áo chống nhiệt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2111:1977 về Áo sơmi - Phân loại chất lượng cắt may bằng phương pháp cho điểm
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2112:1977 về Quần âu - Phân loại chất lượng cắt may bằng phương pháp cho điểm
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 195:1976 về Áo sơ mi nam - Cỡ số và yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 196:1976 về Quần âu nam - Cỡ số và yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5782:2009 về Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6054:1995 về Quần áo may mặc thông dụng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6875:2001 (ISO 11612 : 1998) về Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa - Phương pháp thử và yêu cầu tính năng của quần áo chống nhiệt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2109:1977 về Sản phẩm may mặc - Phương pháp lấy mẫu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2111:1977 về Áo sơmi - Phân loại chất lượng cắt may bằng phương pháp cho điểm
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2112:1977 về Quần âu - Phân loại chất lượng cắt may bằng phương pháp cho điểm
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 195:1976 về Áo sơ mi nam - Cỡ số và yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 196:1976 về Quần âu nam - Cỡ số và yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2110:1977 về Quần âu và áo sơmi - Phương pháp kiểm tra
- Số hiệu: TCVN2110:1977
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1977
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực