Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2109 - 77

SẢN PHẨM MAY MẶC - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

Clothing products - Sampling method

1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sản phẩm may mặc và quy cách lấy mẫu cho các loại sản phẩm đó.

2. Chất lượng lô hàng được xác định trên cơ sở phân tích mẫu trung bình lấy ở mỗi lô hàng.

3. Lô hàng là lượng sản phẩm thuộc cùng một đơn vị sản xuất, có cùng một ký mã  hiệu, đóng trong cùng một loại bao bì, giao nhận cùng một lúc và có cùng một giấy chứng nhận chất lượng.

4. Trước khi lấy mẫu, phải quan sát xem bao bì, ký nhãn hiệu có đúng với những quy định hiện hành hay không.

5. Lấy mẫu ở 5% số đơn vị bao gói, nhưng không được ít hơn năm đơn vị, đối với lô hàng nhỏ.

6. Tiến hành lấy mẫu tại các đơn vị bao gói xếp trên, dưới giữa các chồng. Trên mặt bằng của kho chứa sản phẩm phải chỉ năm vị trí để lấy mẫu gồm: gần bốn góc và chính giữa.

7. Trong mỗi đơn vị bao gói, sau khi mở tiến hành lấy mẫu tại vị trí trên, dưới (nhưng không được lấy cái ngoài cùng) chính giữa.

8. Số sản phẩm đã lấy làm mẫu bỏ chung lại và chia làm 5 phần. Một phần dùng để kiểm tra và đánh giá chất lượng ngay sau khi lấy mẫu, phần còn lại gói và niêm phong để khi cần mang phân tích trọng tài. Trên mỗi phần đều phải có nhãn ghi:

Tên sản phẩm;

Tên cơ sở sản xuất;

Số hiệu lấy của lô hàng;

Thời gian lấy mẫu;

Nơi lấy mẫu và người lấy mẫu.

9. Khi xác định chất lượng lô hàng dù chỉ một chỉ tiêu nào không tương ứng với giấy chứng nhận chất lượng cũng phải tiến hành lấy mẫu lại với số lượng gấp đôi và lấy ở chính lô hàng đó.

Cơ quan trọng tài do các bên hữu quan thỏa thuận với nhau.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2109:1977 về Sản phẩm may mặc - Phương pháp lấy mẫu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN2109:1977
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 27/12/1977
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản