Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 1532:1993
THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI
PHƯƠNG PHÁP THỬ CẢM QUAN
Animal feeding stuffs
Sensory test method
TCVN 1532-1993 thay thế TCVN 1532-86.
TCVN 1532-1993 do Ban Kỹ thuật nông sản biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường ban hành.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử cảm quan áp dụng cho tất cả các loại thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu đã chế biến của thức ăn hỗn hợp.
1. Lấy mẫu thử
Theo TCVN 4325-86.
2. Phương pháp thử
2.1. Nội dung phương pháp thử cảm quan là dùng mắt, mũi, lưỡi, tay để xác định phẩm chất thức ăn bằng cảm giác (thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác)
2.2. Xác định màu sắc
Xác định màu sắc được thực hiện dưới ánh sáng tự nhiên tránh trời dâm, mưa.
Chuẩn bị dụng cụ:
1 tờ giấy trắng không kẻ;
1 thước hoặc que thẳng và nhẵn.
Tiến hành thử: lấy 50 g mẫu thức ăn đặt lên tờ giấy trắng không kẻ, lấy thước dàn mỏng thức ăn với độ dày 1- 2 mm, dùng mắt quan sát màu của thức ăn. Màu sắc của mẫu thức ăn phải phù hợp với màu sắc của thành phần nguyên liệu chế biến. Nếu màu sắc của mẫu thức ăn không phù hợp với màu sắc của thành phần nguyên liệu chế biến chứng tỏ thức ăn bị kém phẩm chất, bị lên men, mốc hoặc lẫn tạp chất…
2.3. Xác đinh mùi
Lấy khoảng 50 g mẫu thức ăn để ra tờ giấy trắng sạch và ngửi mùi. Mùi của mẫu thức ăn phụ thuộc vào nguyên liệu phối trộn. Mẫu có mùi thơm đặc trưng của nguyên liệu phối trộn. Mẫu của thức ăn kém phẩm chất là mẫu bị mất mùi hay có mùi đặc trưng của nấm mốc, mùi chua, mùi thối.
Để làm tăng cảm giác về mùi, lấy khoảng 20 g mẫu thử thức ăn cho vào cốc sứ hay cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, đổ nước sôi vào, đậy cốc bằng tấm kính. Để yên 5 phút, sau đó chắt nước đi. Mở nắp kính ra và ngửi mùi.
2.4. Xác định vị
Dụng cụ:
- Cối nghiền bằng sứ;
- 1 cốc nước lã trong sạch hoặc nước cất.
Tiến hành thử: Lấy khoảng 50 g mẫu thức ăn đã làm sạch tạp chất (kim loại, cát sạn...). Nghiền nhỏ và sàng qua sàng có mặt sàng f1mm. Sau đó lấy khoảng 1 g để lên đầu lưỡi. Trước khi nếm phải xúc miệng bằng nước lã trong sạch hoặc nước cất. Vị của thức ăn là vị của các nguyên liệu chế biến. Nếu thức ăn có vị cay, vị chua là thức ăn kém phẩm chất. Xác định độ mặn của thức ăn cũng bằng cách nếm.
2.5. Xác định độ nghiền, nhiễm côn trùng và tạp chất
Dụng cụ: 1 tờ giấy trắng không kẻ
2.5.1. Xác định độ nghiền: Lấy khoảng 50 g mẫu thức ăn. Trải thức ăn lên tờ giấy trắng không kẻ với độ dày 1-2 mm, nhìn để phân biệt và ước lượng độ nghiền to, nhỏ, vừa...
Lấy khoảng 50 g mẫu thức ăn để lên lòng bàn tay, lấy ngón tay trỏ ấn lên đám thức ăn, độ nghiền nhỏ có cảm giác mát mịn, độ nghiền to có cảm giác ngược lại.
2.5.2. Xác định độ nhiễm côn trùng và cát sạn
Dụng cụ:
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5306:1991 (ST SEV 5625-86)
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5750:1993 về thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định nấm men và nấm mốc do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6600:2000 (ISO 6654: 1991)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1525:1986 về thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng photpho
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1644:2001 về Thức ăn chăn nuôi - Bột cá - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8764:2012 (ISO 13903:2005) về Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng axit amin
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325:1986 về thức ăn chăn nuôi - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5306:1991 (ST SEV 5625-86)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5750:1993 về thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định nấm men và nấm mốc do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6600:2000 (ISO 6654: 1991)
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1525:1986 về thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng photpho
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1644:2001 về Thức ăn chăn nuôi - Bột cá - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8764:2012 (ISO 13903:2005) về Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng axit amin
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1532:1993 về thức ăn chăn nuôi - Phương pháp thử cảm quan do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN1532:1993
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1993
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra