Hệ thống pháp luật

TCVN 8711-2:2011

ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT - PHẦN 2: QUY TRÌNH CHUNG PHÂN TÍCH NGUY CƠ TRONG NHẬP KHẨU SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

Animal and animal products - Part 2: Import risk analysis process for animal products

Lời nói đầu

TCVN 8711-2:2011 được chuyển đổi từ 10 TCN 929:2006 thành tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

TCVN 8711-2:2011 do Cục Thú y biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT - PHẦN 2: QUY TRÌNH CHUNG PHÂN TÍCH NGUY CƠ TRONG NHẬP KHẨU SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

Animal and animal products - Part 2: Import risk analysis process for animal products

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra quy trình chung đối với các biện pháp phân tích định tính, định lượng, đánh giá và quản lý rủi ro trong nhập khẩu sản phẩm động vật.

2 Khái niệm

Phân tích nguy cơ nhập khẩu sản phẩm động vật là việc sử dụng các dữ liệu, thông tin và kiến thức về dịch tễ học, bệnh lý học, vi sinh vật học, chất tồn dư và kinh tế học nhằm đánh giá những nguy cơ gây bất lợi cho sức khoẻ người và động vật, đặc biệt là các dịch bệnh động vật ngoại lai và bệnh lây sang người thông qua nhập khẩu sản phẩm có nguồn gốc động vật.

Kết quả của việc đánh giá này sẽ giúp cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn trong quản lý nguy cơ để bảo vệ sức khỏe của người và động vật.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Mối nguy (Hazards)

Những yếu tố có khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật hoặc môi trường, gồm có các tác nhân: sinh học, hóa học và vật lý.

3.2

Xác định mối nguy (hazard identification)

Quá trình chỉ ra các tác nhân gây bệnh, những tác nhân có khả năng xâm nhiễm vào hàng hóa trong quá trình nhập khẩu.

3.3

Phân tích định tính (qualitative analysis)

Đánh giá về khả năng và mức độ do mối nguy gây ra được trình bày theo các thuật ngữ định tính như “cao”, “trung bình”, “thấp”, “rất thấp” và “không đáng kể”.

3.4

Phân tích định lượng (quantitative analysis)

Kết quả của đánh giá nguy cơ được trình bày ở dạng số, có thể tính toán được.

3.5

Rủi ro (risk)

Khả năng xảy ra và mức độ tác động của một sự kiện bất lợi đến sức khoẻ động vật, con người ở nước nhập khẩu theo từng thời kỳ.

3.6

Mức nguy cơ chấp nhận được (accepted level of risk)

Mức nguy cơ mà nước nhập khẩu chấp nhận được để bảo vệ sức khỏe của động vật và con người.

3.7

Sản phẩm động

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN8711-2:2011 về Động vật và sản phẩm động vật - Phần 2: Quy trình chung phân tích nguy cơ trong nhập khẩu sản phẩm động vật

  • Số hiệu: TCVN8711-2:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản