TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
ASTM D 4888 - 06
KHÍ THIÊN NHIÊN - XÁC ĐỊNH HƠI NƯỚC BẰNG ỐNG DETECTOR NHUỘM MÀU
Standard test method for water vapor in natural gas using length-of-stain detector tubes
Lời nói đầu
TCVN 9797:2013 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D 4888 - 06 Standard Test Method for Water Vapor in Natural Gas Using Length-of-Stain Detector Tubes, với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Tiêu chuẩn ASTM D 4888 - 06 thuộc bản quyền ASTM quốc tế.
TCVN 9797:2013 do Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC28/SC2 Nhiên liệu lỏng - Phương pháp thử biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
KHÍ THIÊN NHIÊN - XÁC ĐỊNH HƠI NƯỚC BẰNG ỐNG DETECTOR NHUỘM MÀU
Standard test method for water vapor in natural gas using length-of-stain detector tubes
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này qui định qui trình xác định hơi nước trong các đường ống dẫn khí thiên nhiên tại hiện trường nhanh và đơn giản. Ống detector có sẵn có tổng dải đo từ 0,1 mg/L đến 40 mg/L, mặc dù phần lớn các ứng dụng sẽ nằm trong khoảng dưới của dải này (có nghĩa là, dưới 0,5 mg/L). Có ít nhất một nhà sản xuất cung cấp các ống detector có số đọc trực tiếp trên ống theo đơn vị pound nước trên triệu feet khối khí. Xem Chú thích 1.
1.2. Ống detector thường bị nhiễu từ các loại khí và hơi khác so với chất cần xác định. Do các loại ống dựa trên nguyên tắc phát hiện khác nhau nên chúng chịu ảnh hưởng các nhiễu này sẽ khác nhau. Tham khảo chỉ dẫn của nhà sản xuất về các thông tin nhiễu cụ thể. Các alcohol và glycol sẽ gây nhiễu đối với một số ống detector hơi nước do sự có mặt của nhóm hydroxyl trên các phân tử này.
1.3. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khoẻ cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các giới hạn quy định trước khi đưa vào sử dụng.
2. Tóm tắt phương pháp
Mẫu thử được cho đi qua ống detector chứa đầy hóa chất đã được chuẩn bị riêng. Hơi nước có mặt trong mẫu sẽ phản ứng với hóa chất để tạo ra sự thay đổi màu hoặc nhuộm màu. Chiều dài của vết nhuộm màu xuất hiện trong ống detector khi tiếp xúc với thể tích đã đo của mẫu tỷ lệ thuận với lượng hơi nước có mặt trong mẫu thử. Sử dụng bơm pittông thao tác bằng tay hoặc bơm kiểu thổi/bễ để hút thể tích đã đo của mẫu qua ống detector với tốc độ dòng kiểm soát. Chiều dài vết nhuộm màu sinh ra được chuyển đổi về miligam trên lít H2O, bằng cách so sánh với thang đo hiệu chuẩn do nhà sản xuất cung cấp cho từng hộp ống phát hiện. Hệ thống đo theo phương pháp này cung cấp số đọc trực tiếp, di chuyển dễ dàng và hoàn toàn phù hợp để thực hiện các phép kiểm tra hơi nước tại chỗ một cách nhanh chóng trong các điều kiện tại hiện trường.
CHÚ THÍCH 1: Các ống detector có sẵn trên thị trường có in thang đo chuẩn theo đơn vị pound nước trên triệu feet khối khí (Ib/MMCF). Hệ số chuyển đổi là 1 mg/L = 62,3 lb/MMCF (7 lb/MMCF = 0,11 mg/L).
3. Ý nghĩa và sử dụng
3.1. Phép đo hơi nước có trong khí thiên nhiên là quan trọng bởi vì các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng khí, bản chất ăn mòn của hơi nước đối với các vật liệu đường ống và ảnh hưởng của hơi nước lên thiết bị sử dụng.
3.2. Phương pháp cho phép kiểm soát hàm lượng hơi nước tại hiện trường một cách tiện lợi và tiết kiệm. Hệ thống đo có thiết kế phù hợp để các nhân viên không có chuyên môn hoặc được đào tạo tối thiểu cũng có thể sử dụng được.
4. Thiết bị, dụng cụ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4298:1986 về Khí thiên nhiên - Phương pháp xác định nhiệt lượng cháy do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3755:1983 về Khí thiên nhiên - Phương pháp lấy mẫu thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9794:2013 (ASTM D 1945 – 03) về Khí thiên nhiên – Phương pháp phân tích bằng sắc ký khí
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10146:2013 về Khí thiên nhiên và nhiên liệu dạng khí - Xác định trực tuyến các hợp chất lưu huỳnh bằng phương pháp sắc ký khí và detector điện hóa
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10142:2013 (ASTM D 5504-12) về Khí thiên nhiên và nhiên liệu dạng khí - xác định các hợp chất lưu huỳnh bằng phương pháp sắc ký khí và quang hóa
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10143:2013 (ASTM D 6228-10) về Khí thiên nhiên và nhiên liệu dạng khí - Xác định các hợp chất lưu huỳnh bằng phương pháp sắc ký khí và detector quang hóa ngọn lửa
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12045:2017 (ISO 6327:1981) về Phân tích khí – Xác định điểm sương theo nước của khí thiên nhiên – Âm kế ngưng tụ bề mặt lạnh
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12047-1:2017 (ISO 6974-1:2012 và đính chính kỹ thuật 1:2012) về Khí thiên nhiên - Xác định thành phần và độ không đảm bảo kèm theo bằng phương pháp sắc ký khí - Phần 1: Hướng dẫn chung và tính toán thành phần
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12047-2:2017 (ISO 6974-2:2012) về Khí thiên nhiên - Xác định thành phần và độ không đảm bảo kèm theo bằng phương pháp sắc ký khí - Phần 2: Tính độ không đảm bảo
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12049:2017 (ISO 13686:2013) về Khí thiên nhiên - Yêu cầu chung về chất lượng
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12046-3:2017 (ISO 6326-3:1989) về Khí thiên nhiên – Xác định các hợp chất lưu huỳnh – Phần 3: Xác định hydro sulfua, lưu huỳnh mercaptan và cacbonyl sulfua bằng phép đo điện thế
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4298:1986 về Khí thiên nhiên - Phương pháp xác định nhiệt lượng cháy do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3755:1983 về Khí thiên nhiên - Phương pháp lấy mẫu thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9794:2013 (ASTM D 1945 – 03) về Khí thiên nhiên – Phương pháp phân tích bằng sắc ký khí
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10146:2013 về Khí thiên nhiên và nhiên liệu dạng khí - Xác định trực tuyến các hợp chất lưu huỳnh bằng phương pháp sắc ký khí và detector điện hóa
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10142:2013 (ASTM D 5504-12) về Khí thiên nhiên và nhiên liệu dạng khí - xác định các hợp chất lưu huỳnh bằng phương pháp sắc ký khí và quang hóa
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10143:2013 (ASTM D 6228-10) về Khí thiên nhiên và nhiên liệu dạng khí - Xác định các hợp chất lưu huỳnh bằng phương pháp sắc ký khí và detector quang hóa ngọn lửa
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12045:2017 (ISO 6327:1981) về Phân tích khí – Xác định điểm sương theo nước của khí thiên nhiên – Âm kế ngưng tụ bề mặt lạnh
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12047-1:2017 (ISO 6974-1:2012 và đính chính kỹ thuật 1:2012) về Khí thiên nhiên - Xác định thành phần và độ không đảm bảo kèm theo bằng phương pháp sắc ký khí - Phần 1: Hướng dẫn chung và tính toán thành phần
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12047-2:2017 (ISO 6974-2:2012) về Khí thiên nhiên - Xác định thành phần và độ không đảm bảo kèm theo bằng phương pháp sắc ký khí - Phần 2: Tính độ không đảm bảo
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12049:2017 (ISO 13686:2013) về Khí thiên nhiên - Yêu cầu chung về chất lượng
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12046-3:2017 (ISO 6326-3:1989) về Khí thiên nhiên – Xác định các hợp chất lưu huỳnh – Phần 3: Xác định hydro sulfua, lưu huỳnh mercaptan và cacbonyl sulfua bằng phép đo điện thế
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9797:2013 (ASTM D 4888 - 06) về Khí thiên nhiên – Xác định hơi nước bằng ống detector nhuộm màu
- Số hiệu: TCVN9797:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực