Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9600 : 2013

ISO 24153 : 2009

LẤY MẪU NGẪU NHIÊN VÀ QUY TRÌNH NGẪU NHIÊN HÓA

Random sampling and randomization procedures

Lời nói đầu

TCVN 9600:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 24153:2009;

TCVN 9600:2013 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn,Tổng Cục Tiêu chuẩn và Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Lấy mẫu ngẫu nhiên và quy trình ngẫu nhiên là cơ sở để xác nhận giá trị của nhiều phương pháp thống kê sử dụng trong thử nghiệm, dù là cho mục đích kiểm soát chất lượng công nghiệp và cải tiến hay cho thiết kế thực nghiệm trong lĩnh vực y tế, sinh học, nông nghiệp hay lĩnh vực cụ thể khác. Nhiều tiêu chuẩn thống kê đề cập đến việc tiến hành thử nghiệm như vậy. Đặc biệt, tất cả các tiêu chuẩn lấy mẫu chấp nhận dưới đây đều được thiết kế trên tiền đề là lấy mẫu ngẫu nhiên được sử dụng để lựa chọn đơn vị lấy mẫu cần thiết ứng với bố trí lô:

TCVN 7790 (ISO 2859) (tất cả các phần), Qui trình lấy mẫu để kiểm tra định tính

TCVN 8243 (ISO 3951) (tất cả các phần), Qui trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng

TCVN 9601 (ISO 8422), Phương án lấy mẫu liên tiếp để kiểm tra định tính

ISO 8423, Phương án lấy mẫu liên tiếp để kiểm tra định lượng phần trăm không phù hợp (đã biết độ lệch chuẩn)

ISO 13448 (tất cả các phần), Qui trình lấy mẫu chấp nhận dựa trên phân bổ nguyên tắc ưu tiên (APP)

ISO 14560, Qui trình lấy mẫu chấp nhận định tính – Mức chất lượng quy định về số cá thể không phù hợp trên một triệu

ISO 18414, Qui trình lấy mẫu chấp nhận định tính – Hệ thống lấy mẫu chấp nhận không dựa trên nguyên tắc tin cậy đối với kiểm soát chất lượng đầu ra

ISO 21247, Hệ thống lấy mẫu chấp nhận không kết hợp và qui trình kiểm soát quá trình để chấp nhận sản phẩm

Ngoài ra, TCVN 7790-3 (ISO 2859-3) và ISO 21247 bao gồm các quy định đối với lấy mẫu ngẫu nhiên được áp dụng để xác định xem lô có cần kiểm tra hoặc không áp dụng qui trình lấy mẫu lô cách quãng hay không, đồng thời để quyết định đơn vị nào cần kiểm tra từ một quá trình sản xuất trong phương án lấy mẫu liên tục, một cách tương ứng. Do đó, điều quan trọng là hiệu lực của tất cả các tiêu chuẩn trên để áp dụng lấy mẫu ngẫu nhiên hiệu quả.

Mặc dù các nguyên tắc của tiêu chuẩn này có thể áp dụng chung trong trường hợp yêu cầu lấy mẫu ngẫu nhiên và có thể xác định rõ đơn vị lấy mẫu, ưu tiên trên cơ sở cá thể riêng rẽ, nhưng có nhiều tình huống trong đó vật liệu quan tâm không được xác định là cá thể riêng rẽ, như trong trường hợp vật liệu dạng đống. Trong tình huống này, người sử dụng cần tham khảo tiêu chuẩn ISO sau đây để có hướng dẫn thích hợp:

ISO 11648 (tất cả các phần), Khía cạnh thống kê của mẫu lấy từ vật liệu dạng đống.

 

LẤY MẪU NGẪU NHIÊN VÀ QUY TRÌNH NGẪU NHIÊN HÓA

Random sampling and randomization procedures

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các quy trình lấy mẫu ngẫu nhiên và ngẫu nhiên hóa. Nhiều phương pháp được đưa ra, bao gồm cả các phương pháp dựa trên thiết bị cơ khí, bảng số ngẫu nhiên và thuật toán trên máy tính xách tay.

Tiêu chuẩn này áp dụng trong trường hợp quy định, hợp đồng hay tiêu chuẩn khác yêu cầu sử dụng lấy mẫu ngẫu nhiên hay ngẫu nhiên hóa. Các phương pháp áp dụng cho các trường hợp như

a) lấy mẫu chấp nhận các đơn vị riêng rẽ để kiểm tra theo lô,

b) lấy mẫu cho mục đích khảo sát,

c) đánh giá kết quả của hệ thống quản lý chất lượng, và

d) chọn đơn vị thử nghiệm, phân bổ cách xử lý chúng và xác định thứ tự đánh giá trong tiến hành các thiết kế thực nghiệm.

Ngoài ra, tiêu chuẩn còn có

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9600:2013 (ISO 24153 : 2009) về Lấy mẫu ngẫu nhiên và quy trình ngẫu nhiên hóa

  • Số hiệu: TCVN9600:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản