Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9593:2013

CAC/RCP 54-2004

QUY PHẠM THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT

Code of practice on good animal feeding

Lời nói đầu

TCVN 9593:2013 hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 54-2004;

TCVN 9593:2013 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUY PHẠM THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT

Code of practice on good animal feeding

1. Giới thiệu

1. Tiêu chuẩn này thiết lập một hệ thống an toàn đối với thức ăn dành cho động vật cung cấp thực phẩm, hệ thống này bao trùm toàn bộ chuỗi thực phẩm, có tính đến các khía cạnh sức khỏe vật nuôi và môi trường để giảm thiểu các nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này bổ sung cho các nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm đã được Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex thiết lập1) có tính đến các khía cạnh đặc biệt về thức ăn chăn nuôi.

2. Mục đích và phạm vi áp dụng

2. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng thông qua thực phẩm chăn nuôi tốt ở cấp độ trang trại và thực hành sản xuất tốt (GMP) trong suốt quá trình cung ứng, xử lý, bảo quản, chế biến và phân phối thức ăn và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

3. Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản xuất và sử dụng tất cả các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở mọi cấp độ quy mô công nghiệp cũng như trang trại. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho động vật chăn thả trên đồng cỏ hay chăn thả tự do, áp dụng cho sản xuất cây trồng làm thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

4. Những nội dung về quyền động vật, sức khỏe động vật không liên quan đến an toàn thực phẩm thì không được đề cập trong tiêu chuẩn này. Các chất gây ô nhiễm môi trường cần được xem xét về hàm lượng của chúng trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật.

5. Về tổng thể, một hệ thống an toàn thức ăn chăn nuôi có thể chỉ đề cập đến các vấn đề sức khỏe của động vật và môi trường kể cả sức khỏe người tiêu dùng, tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, mọi cố gắng tốt nhất đã được đưa ra để đảm bảo rằng các khuyến nghị và thực hành trong tiêu chuẩn này sẽ không gây bất lợi cho sức khỏe động vật và các khía cạnh môi trường chăn nuôi.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

6. Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

Thức ăn chăn nuôi [Feed (Feedingstuff)]:

Mọi loại nguyên liệu đa hay đơn lẻ bao gồm cả nguyên liệu thô, đã sơ chế hoặc đã chế biến sử dụng trực tiếp cho động vật cung cấp thực phẩm.

Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (Feed Ingredient)

Một thành phần tạo nên mọi hỗn hợp của một loại thức ăn, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn của vật nuôi, bao gồm cả phụ gia thức ăn chăn nuôi. Các thành phần có thể có nguồn gốc thực vật, động vật, thủy sản, các chất hữu cơ hoặc vô cơ khác.

Phụ gia thức ăn chăn nuôi 2) (Feed Additive)

Chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng thường không được dùng trực tiếp làm thức ăn chăn nuôi, nhưng khi được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi thì có ảnh hưởng đến tính chất của thức ăn và sản phẩm động vật.

Thức ăn chăn nuôi có bổ sung thuốc thú y (Medicated Feed)

Mọi loại thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y theo quy định.

Chất không mong muốn (Undesirable substances)

Các chất gây nhiễm và các chất khác có mặt trong thức ă

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9593:2013 (CAC/RCP 54-2004) về Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt

  • Số hiệu: TCVN9593:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản