Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9437:2012

KHOAN THĂM DÒ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

The process of boring engineering geology investigations

Lời nói đầu

TCVN 9437: 2012 được chuyển đổi từ 22 TCN 259-2000 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Tiêu chuẩn này do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

KHOAN THĂM DÒ ĐỊA CHT CÔNG TRÌNH

The process of boring engineering geology investigations

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các quy trình khoan thăm dò địa chất công trình (ĐCCT) phục vụ cho việc khảo sát thiết kế và thi công các công trình giao thông vận tải.

Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng trong những trường hợp khảo sát thiết kế phục vụ xây dựng các loại công trình khác nhau (xây dựng dân dụng, công trình thủy lợi, thủy điện v.v...) nhưng phải có những bổ sung cần thiết về kỹ thuật và biện pháp thực hiện.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2683, Đt cho xây dng - Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bo quản mẫu;

TCVN 5747:1993, Đất xây dng - Phân loại;

TCVN 9351, Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn;

AASHTO T207, Standard Method of Tets for Thin-Walled Tube Sampling of soil (Tiêu chuẩn lấy mẫu đất bng ống mẫu thành mỏng).

ASTM: D 1587, Standard Practice for Thin-Walled Tube Sampling of soil for Geotechnical Purposes (Tiêu chuẩn thc hành lấy mẫu đất bng ng mẫu thành mỏng sử dụng trong địa kỹ thuật).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Khoan đập (Percussion drilling method): phương pháp khoan bằng mũi khoan dạng ống có van được dùng để khoan vào các địa tầng là đất rời (cát, sỏi, cuội) và đập vét lỗ khoan sau khi đã khoan và lấy mẫu thí nghiệm hoàn chỉnh.

Khi khoan gặp các địa tầng cuội lớn, đất hòn lớn, đá tảng, có kích cỡ lớn hơn miệng mũi khoan ống có van, thì phải dùng các choòng khoan phá để phá vụn và chèn dạt đá sang thành lỗ rồi dùng ống mẫu có van đập vét lỗ hoặc phải chọn phương án khoan khác cho phù hợp.

3.2. Khoan ép (Drilling by means of force): phương pháp khoan sử dụng ống mẫu có van hay mũi khoan hom chủ yếu được sử dụng để khoan các tầng đất dính ở trạng thái dẻo chảy, chảy, bùn và lấy mẫu khi không thể lấy được mẫu đất bằng các loại mũi khoan khác và các loại ống mẫu thông thường, hoặc dùng để vét dọn đáy lỗ khoan.

3.3. Khoan lòng máng, khoan thìa (Hollow drill, drill spoons): phương pháp khoan sử dụng bộ dụng cụ khoan dạng lòng máng hoặc bộ dụng cụ khoan có dạng thìa được sử dụng để khoan trong các lớp đất rời ẩm ướt, đất dính ở trạng thái chảy, bùn và dùng để vét dọn đáy lỗ khoan.

3.4. Khoan xoay (Rotary drilling): phương pháp khoan sử dụng các lưỡi khoan có dạng hình vòng xuyến để khoan vào các lớp đất đá.

3.4.1. Khoan xoay bằng mũi khoan gu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9437:2012 về Khoan thăm dò địa chất công trình

  • Số hiệu: TCVN9437:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản